Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?”

Nhã Hoàng,
Chia sẻ

9 tuổi, không có bố lại mang trong mình bệnh tim, bé Quyền vẫn cố gắng làm chỗ dựa, chăm sóc cho người mẹ mắc bệnh suy tim nặng, không tiền chữa trị.

Hai mảnh đời bất hạnh

Trở về sau ca phẫu thuật tim, vết thương chưa kịp lành khiến chị Nguyễn Thị Thực (36 tuổi, ngụ xóm 14, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đau nhức, không thể đi lại. Chị nằm lả trên giường, dáng người gầy gò, chỉ nặng 32kg, khuôn mặt xanh xao, hơi thở mệt mỏi vì đuối sức. Đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của chị hướng về phía cửa ngóng đợi đứa con duy nhất.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 1.

Chị Thực trở về sau ca phẫu thuật tim, bên cạnh con trai cùng chung số phận.

Vừa đi học về, cất vội chiếc cặp trên lưng, cháu Nguyễn Đình Quyền (9 tuổi, con trai chị Thực) leo vội lên giường. Bàn tay nhỏ nhắn của đứa trẻ nắm chặt đôi tay lạnh ngắt, chai sạm của người mẹ, lo lắng.

Chị Thực phát hiện bệnh suy tim khi mang thai, sau 9 năm mới có cơ hội phẫu thuật.

"Hôm nay mẹ có đau nhiều nữa không? Con đi học mà lo cho mẹ quá, chỉ mong sớm tan trường để về với mẹ".

Chị Thực từng trải qua một cuộc hôn nhân ngắn ngủi, đầy nước mắt với người chồng ghen tuông mù quáng lại có thói vũ phu. Chỉ sau 3 tháng chung sống, chị đành bỏ về nhà ngoại để giải thoát cho mình.

Bé Quyền mắc bệnh suy tim bẩm sinh, người gầy gò, da xanh xao, ốm vặt.

23 tuổi, qua một đời chồng, dù không đi "bước nữa" nhưng khát khao làm mẹ cháy bỏng, chị Thực quyết định "xin" một đứa con. Trớ trêu thay, mang thai đến tháng thứ 4 thì chị cảm thấy kiệt sức, thường xuyên ngất xỉu.

Trời đất như đổ sụp dưới chân khi bác sĩ kết luận chị bị suy tim. Nếu giữ thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ lẫn thai nhi.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 4.

Chị Thực đau đớn nhắc đến số phận bất hạnh của 2 mẹ con.

"Hôn nhân không trọn, niềm an ủi duy nhất tôi dành trọn cho đứa con đang lớn dần trong bụng. Nào ngờ, ông trời không có mắt, bắt tôi phải gánh chịu căn bệnh quái ác này. Nhưng rồi, tôi vẫn bất chấp giữ thai để được nhìn thấy con chào đời.

Nào ngờ, khi con trai tôi được 3 tuổi, bác sĩ lại kết luận cùng chung số phận giống mẹ. Dù đã được phẫu thuật miễn phí nhưng sức khỏe con vẫn rất yếu, còi cọc, ốm vặt thường xuyên. Cuộc sống quá khó khăn nên mãi đến bây giờ tôi cũng không có tiền đưa con đi chữa trị", chị Thực chia sẻ.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 5.

Hiểu được hoàn cảnh mình, bé Quyền rất thương và lo lắng, chăm sóc cho mẹ.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 6.

Bữa cơm đạm bạc nhưng chị Thực vẫn cố gắng ăn để con trai an lòng.

Sau sinh, bệnh tình càng nặng, sút cân trầm trọng nhưng suốt gần chục năm qua, chị vẫn cắn răng chịu đựng.

"Không có tiền, tôi định phó thác số phận. Nhưng rồi nghĩ đến con, tôi lại sợ chết. Con trai tôi còn quá nhỏ dại, không có bố lại bệnh tật. Nếu giờ tôi chết thì nó sẽ sống thế nào.

Tôi quyết tâm vay mượn ngân hàng, anh em họ hàng để đi phẫu thuật với hi vọng sớm khỏe lại để làm chỗ dựa cho con", chị Thực tâm sự trong tiếng nấc nghẹn.

"Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?"

Ngồi bên mẹ một lúc, Quyền đứng dậy chuẩn bị bữa cơm chiều. Đứa trẻ bưng bát cơm chỉ vài miếng bí đao xào lẫn thịt mỡ, ân cần đút cho mẹ ăn.

Bữa cơm khô khan, đạm bạc rất khó nuốt đối với một người mới ốm dậy nhưng chị Thực vẫn cố gắng ăn hết bát cơm để con không buồn lòng.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 7.

Bà Hoan thở dài nhắc đến nỗi khổ của con gái và cháu ngoại.

Trước đây, khi còn khỏe, chị Thực vẫn bươn chải ruộng đồng, làm thuê làm mướn khắp nơi, kiếm tiền nuôi con ăn học. Thế nhưng, 3 năm trở lại đây, bệnh ngày càng nặng, chị không thể làm được gì. Cuộc sống của 2 mẹ con phụ thuộc vào người mẹ già yếu.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 8.

Mẹ con chị Thực là hộ nghèo của xã suốt hàng chục năm nay.

"Mùa màng đến, tôi tranh thủ đi gặt thuê cho người ta để kiếm tiền rau cháo qua ngày cho hai mẹ con nó. Cũng may thằng Quyền biết lo lắng, cơm nước cho mẹ. Thằng bé mới học lớp 3 nhưng không được no đủ, chơi vô tư như những đứa trẻ khác mà luôn lo sợ mất mẹ. Đời con, cháu tôi sao bất hạnh thế này", bà Lê Thị Hoan (70 tuổi, mẹ chị Thực) chia sẻ.

Căn nhà nhỏ, không một vật dụng giá trị của mẹ con chị Thực.

Ông Nguyễn Duy Ninh (bí thư thôn 14) xác nhận, mẹ con chị Thực là hộ nghèo triền miên của xã gần chục năm nay. Chồng không có. Cả hai mẹ con đều mắc bệnh hiểm nghèo không thể làm gì kiếm thêm thu nhập. Bố chị Thực từng có hàng chục năm cầm súng đánh giặc, giờ bệnh tật, chỉ ngồi một chỗ. Anh chị em ruột thì chẳng một ai khá giả.

Bé trai 9 tuổi không có bố, mắc bệnh tim đau đớn nhìn mẹ cận kề cái chết: “Cháu sẽ sống sao nếu không còn mẹ?” - Ảnh 10.

Bé Quyền quỳ gối cầu xin mọi người giúp đỡ, cho mẹ có cơ hội chữa bệnh để sống bên nhau.

Hiện bệnh tình của hai mẹ con chị Thực ngày càng nặng, không tiền chữa trị. Căn nhà đang ở cũng đã thế chấp ngân hàng vay 50 triệu đồng đi chữa bệnh. Tương lai cháu Quyền trở nên mịt mù.

Nhìn mẹ khóc khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình, khuôn mặt Quyền tỏ ra lo lắng. Đứa trẻ quỳ gối cầu xin: "Bàn tay, bàn chân của mẹ cháu lạnh ngắt. Chắc bệnh mẹ nặng lắm rồi nhưng vì không có tiền đi bệnh viện nên phải ở nhà. Ngày nào cháu cũng thấy khuôn mặt mẹ nhăn nhó, rồi mẹ khóc. Chắc mẹ đang rất đau.

Cháu sợ mẹ chết lắm. Nếu không còn mẹ, cháu biết sống sao đây? Cầu xin cô chú giúp mẹ cháu với".

Mọi giúp đỡ cho mẹ con chị Thực xin vui lòng gửi về địa chỉ, chị Nguyễn Thị Thực, thôn 14, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Hoặc qua STK của chị Thực: 51510000425906, ngân hàng BIDV, chi nhánh Phủ Diễn.

ĐT: 0325.494.918.

Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ