Bảo mẫu 55 tuổi: từng chăm sóc nhiều người giàu, tôi nhận ra 3 kiểu người có tiền nhưng về già vẫn vất vả
Cuộc sống như một vở kịch, không phải người có tiền là có thể "diễn" hay.
“Cuộc sống giống như một vở kịch, tất cả mọi thứ đều dựa vào kỹ năng diễn xuất”. Có nhiều người rất sợ tuổi già đến, vì chỉ sợ bản thân mình “diễn không tốt” đoạn cuối cùng của cuộc đời mình. Sợ con gái không hiếu thảo, kinh tế không đủ, không thì vì sợ bệnh tật. Tất cả căn nguyên của việc này đều bắt đầu từ chữ “dưỡng lão”.
Nhưng trong thực tế, chất lượng cuộc sống như thế nào đều là sự lựa chọn của chúng ta. Là một bảo mẫu từng chăm sóc nhiều người cao tuổi, đến khi 55 tuổi - bước vào tuổi già, tôi nhận ra 3 kiểu người này có cuộc sống về già rất vất vả:
Người quá nuông chiều con
Trong cuộc sống, có nhiều người quá yêu thương con nên họ đầu tư vật chất cho con cái bằng nhiều hình thức khác nhau. Họ nghĩ rằng làm như vậy, sau này các con sẽ hiếu thảo, quan tâm bản thân mình hơn. Nhưng trong thực tế thì mọi chuyện không hoàn toàn là vậy. Có những trường hợp, bạn càng cho thì con cái sẽ càng có tính ỷ nại.
Xung quanh tôi có nhiều người có tính cách như thế. Họ sớm đã sắp xếp con cái tất cả, thậm chí đưa cả tiền lương cho con nắm giữ. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên lại là, con cái của họ không vì thế mà tôn trọng bố mẹ. Một người mẹ U60 tâm sự với tôi rằng cả đời bà làm lụng vất vả nhưng giờ đây bà chỉ còn một mình. “Quả thật, tiền không mua được tình cảm”.
Một bảo mẫu khác từng kể với tôi rằng cô ấy từng chăm sóc một bà lão 70 tuổi. Bà rất yêu thương con trai mình và thường xuyên cho con tiền. Đứa trẻ vì thế coi rằng, việc mẹ chăm sóc, cung phụng mình là đương nhiên. Không ngờ là một ngày bà bị bệnh, người con trai chẳng đoái hoài một chút. Những năm cuối đời, bà phải sống trong sự cô đơn và tuyệt vọng. “Nếu như tôi không quá nuông chiều con thì có lẽ sẽ không phải chịu cảnh này.”
Người không biết chăm sóc sức khỏe mình
Hầu hết mọi người thường nghĩ, có sức khỏe tốt rồi thì không phải chăm sóc. Rồi đến một ngày bị bệnh, bản thân mới không ngờ được rằng, sự vô tâm của mình sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn. Vì không ngờ chuyện này có thể xảy ra, họ thường không uống thuốc hay đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Một người bước vào giai đoạn “tuổi cao”, chất lượng cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe. Nếu như một ngày, họ mất đi nhận thức bản thân hoặc không vận động được, vậy thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn và chuyện sinh hoạt sẽ phải phải phụ thuộc người khác.
Tôi đã chăm sóc một ông lão 70 tuổi. Ông ấy bị cả bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Mặc dù vậy, ông ấy không kiêng cữ mà vẫn ăn uống như bình thường. Đến những năm cuối đời chỉ có thể nằm trên giường bệnh.
Có thể thấy rằng, việc chăm sóc người cao tuổi là điều vô cùng quan trọng, khi ăn uống cần phải tuân thủ đủ nguyên tắc. Đặc biệt là không được ăn uống tùy tiện theo tâm trạng và phải uống thuốc, kiểm tra sức khỏe theo định kỳ.
Người không biết giữ tài sản
Tôi từng làm việc cho một bà chủ 60 tuổi. Con cái giàu có, bà cũng có có một sổ tiết kiệm riêng với số tiền không nhỏ. Do rảnh rỗi, lại dễ tin lời người khác, bà bị người quen dụ dỗ đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào dự án bẫy. Cuối cùng, bà ấy mất hết sạch số tiền bao lâu nay tích góp được.
Những người tuổi già nếu còn minh mẫn thì hãy tự tay quản lý tài sản của mình. Không nên giao tiền của mình cho người khác, đồng thời cần tỉnh táo trước như trò lừa đảo, đầu tư ngon ngọt từ người lạ. Chỉ bằng cách này, những năm cuối đời thì mới có cuộc sống tự do. Nếu không, ngay cả khi tiết kiệm được một số tiền nhất định, bạn cũng có thể biến mất trong phút chốc.