Bạn học rất giỏi, rất “chăm chỉ” làm việc, giao tiếp mỗi ngày nhưng vẫn “chưa thành công”, tại sao vậy?
Học giỏi hay làm việc chăm chỉ chưa chắc đã thành công đâu, tỉnh lại ngay đi!
"Chăm chỉ" và "học giỏi" có lẽ là một đức tính được sử dụng như một công cụ, một thước đo tốt nhất mà mỗi người chúng ta cần có để sẵn sàng tồn tại trong cuộc sống. Nhưng nếu mỗi ngày bạn cày cuốc một cách nhiệt huyết nhưng vẫn không thấy kết quả, có lẽ bạn cần xem xét lại một số điều sau.
Hãy học cách chấp nhận giới hạn bản thân
Tất cả chúng ta đều được thiết lập một vốn thời gian nhất định với 24h/ngày. Thế nên, một điều chắc chắn là chúng ta sẽ không thể hoàn thành hết những mục tiêu mà mình muốn, nếu ôm đồm quá nhiều việc nhưng lại không lượng sức của bản thân thì bạn vô tình sẽ tăng áp lực nếu không thể hoàn thành được. Đến lúc này, bạn cần ngay lập tức đánh giá lại khối lượng công việc và phải sắp xếp kế hoạch.
Đừng làm To-do-list nữa, hãy làm Not-to-do list ngay và luôn đi!
Chắc bạn đã từng nghe và làm theo không dưới hàng chục cái to-do-list và tất cả những gạch đầu dòng trong đó thậm chí còn chưa từng được đánh dấu đến?
Bạn hãy nên nhìn lại bản thân đã làm những việc thật sự có ích chưa. Nếu bạn lướt tiktok 8 tiếng thì cũng không thể đổ lỗi rằng thời gian không đủ.
Những yếu tố giảm hiệu suất công việc có thể do nội tại của cá nhân hoặc do những yếu tố ngoại tác. Bạn nên lập ra danh sách dựa trên hai đối tượng này để đưa ra phương án cho cả bản thân và cho cả những người liên quan đến công việc hay cuộc sống của bạn.
Việc lập ra Not-to-do list sẽ gồm những hoạt động khiến bạn làm việc không hiệu quả và những thói quen ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Bạn nên bắt đầu theo dõi lịch trình làm việc của mình trong vòng một tuần ngay sau bài viết này và tự hỏi bản thân có hoàn thành số lượng công việc hay không. Sau đó, hãy phân tích những thói quen không nên có khi làm việc để cải thiện hiệu suất làm việc.
Thiết lập "Reminder" (Ghi chú - nhắc nhở) mọi lúc mọi nơi
Sau khi hoàn thành việc xác định những việc mình "không cần làm" để nhận ra những đầu việc cần tập trung, loại bỏ thói quen xấu làm mất thời gian và "trì hoãn thành công". Bạn cần xây dựng và học cách nhắc nhở thói quen: KIỂM TRA ĐIỆN THOẠI MỖI KHI CÓ THÔNG BÁO MỚI. Chỉ khi bạn nghiêm túc thực sự với những nhiệm vụ nhỏ, bạn mới xây dựng được nền tảng mở lối thành công.
Điều chỉnh not-to-do list liên tục
Sẽ có nhiều trường hợp những điều trong not-to-do list lại quan trọng đối với công việc. Giả sử bạn đang hoạt động trong ngành truyền thông hay sáng tạo thì việc bạn phải lướt khắp mặt trận mạng xã hội để góp nhặt "insight" cũng rất dễ hiểu. Việc điều chỉnh lại danh sách việc không nên làm sẽ cần một số thời gian để trải nghiệm để nhận biết được cái gì cần và không trong công việc.
Và còn nữa bạn ơi hãy ghi nhớ lời này nếu muốn "thành công" nhé, GenZ ơi!
"Học giỏi hay làm việc chăm chỉ chưa chắc đã thành công đâu, tỉnh lại ngay đi. Học giỏi là tốt, hãy học giỏi nhưng người thành công chỉ có 2 điều: 1 ĐÚNG NGHỀ. 2 GIỎI CÁI NGHỀ ĐÓ. Đó là luật chơi của những người thành công".
Tổng hợp - trích dẫn Hoàng Moe