Bạn đi ngủ lúc mấy giờ, bạn sẽ có cuộc sống như vậy: Được ngủ SỚM, NGON, ĐỦ giấc, bạn THẮNG rồi!

MINH NGUYỆT,
Chia sẻ

Cuộc sống là vậy, đi ngủ sớm, ngủ ngon và dậy sớm, bạn sẽ tràn đầy năng lượng, không có trở ngại nào mà bạn không thể vượt qua.

"Tối qua bạn ngủ ngon không?", “Bạn đi ngủ lúc mấy giờ và thức dậy lúc mới giờ?”, “Bạn có hay để bản thân mình thức khuya không”... Đừng xem thường những vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Liên quan đến vấn đề giấc ngủ này, theo "Sách trắng về tập thể dục và giấc ngủ" năm 2021: Hiện nay, hơn 300 triệu người ở Trung Quốc bị rối loạn giấc ngủ, khoảng 38% người trưởng thành bị mất ngủ và tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn 10% so với tỷ lệ trung bình của thế giới.

Hiện nay, nhiều người ban đêm không ngủ được, sáng không dậy được, ban ngày không có sức lực, cả ngày uể oải… 

Tuy nhiên, giấc ngủ quyết định cuộc sống của bạn. Đi ngủ sớm, có một giấc ngủ ngon, bạn sẽ có một tinh thần thoải mái, một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Những người trượt dài trong những ngày thức khuya, để bản thân thiếu đi những giấc ngủ chất lượng, đã thua ngay từ đầu!

Một lần thức khuya, bỏ bê sức khỏe là một lần bạn bớt yêu bản thân mình

Bạn có nhớ, bạn đã thức khuya từ bao giờ không? Lúc đầu, có thể chỉ là thỉnh thoảng phải làm thêm giờ, xem nốt tập phim của bộ phim đang theo dõi hoặc đơn giản là muốn trò chuyện với bạn bè đến khuya. Ngày hôm sau khi tỉnh dậy, bạn tưởng mình sẽ buồn ngủ, không ngờ bạn lại cảm thấy tràn đầy năng lượng đến mức tưởng như mình đã có thêm được thời gian.

Vì vậy, bạn bắt đầu yên tâm thức khuya và tiếp tục cuộc sống như một “cú đêm”."Không phải chỉ là ngủ muộn một chút thôi sao? Có vấn đề gì?"; "Tôi vẫn còn trẻ và cơ thể tôi có thể chịu đựng được”;"Dù sao thì mọi người cũng thức khuya nên tôi không phải là người duy nhất”,… Với nhiều lý do khác nhau, bạn đi ngủ ngày càng muộn hơn và tần suất thức khuya của bạn ngày càng cao hơn.

Bạn đi ngủ lúc mấy giờ, bạn sẽ có cuộc sống như vậy:  Được ngủ SỚM, NGON, ĐỦ giấc, bạn THẮNG rồi!  - Ảnh 1.

Ba tháng sau, giấc ngủ của bạn trở nên mất kiểm soát và bạn không thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ được nữa. Nửa năm sau, làn da của bạn xấu đi, quầng thâm ngày càng lớn và bạn cảm thấy bơ phờ. Một năm sau, bạn thấy cơ thể của mình ngày càng uể oải, dễ mệt mỏi…

Cho đến một ngày, bạn mới thấy được sức khỏe của mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thức khuya trong một thời gian dài. Lúc này, bạn mới sực nhận ra, thức khuya thực sự “bào mòn” sức khỏe của mình như thế nào.

Theo một công bố trên tạp chí Neuroscience của Mỹ cho thấy, việc ngủ ít hơn 5 giờ một đêm khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 8 lần so với người bình thường. 

Có thể thấy, mỗi lần thức khuya là bạn đang làm cơ thể kiệt sức. Nhà khoa học người Anh Beveridge cũng cho biết: "Ngủ càng ít không có nghĩa là bạn có nhiều thời gian hơn người khác, mà ngược lại, nó có thể khiến bạn chết sớm hơn những người khác".

Một người càng thức khuya thường xuyên thì sức khỏe sẽ càng kém. Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá thấp sự nguy hiểm của việc thức khuya.

Cuộc sống kỷ luật tự giác bắt đầu từ việc đi ngủ sớm

Bạn đã từng có trải nghiệm này chưa: Bạn quyết định đi ngủ sớm nhưng lại luôn trì hoãn việc đi ngủ và thường xuyên nhấc điện thoại, kết quả là bạn chơi đến tận đêm khuya và hối hận vì đã lãng phí thời gian.

Mỗi lần bạn nghĩ, chỉ chơi thêm vài phút rồi sẽ đi ngủ, nhưng mỗi khi mấy chục phút trôi qua, bạn vẫn không thể cưỡng lại sức hút của những trò chơi, video ngắn. 

Bạn muốn thức dậy sớm để ăn sáng, để chăm sóc cơ thể mình, nhưng mỗi năm trôi qua, bạn đi ngủ càng trễ hơn, mỗi ngày bạn trở nên uể oải và mệt mỏi, không bao giờ có thời gian ăn một bữa sáng…

Bạn đi ngủ lúc mấy giờ, bạn sẽ có cuộc sống như vậy:  Được ngủ SỚM, NGON, ĐỦ giấc, bạn THẮNG rồi!  - Ảnh 2.

Ngày qua ngày, năm qua năm, chúng ta liên tục lập kế hoạch, nhưng luôn không thực hiện đúng như dự tính và sự lo lắng ngày càng tăng lên.

Nhưng chẳng bao giờ chúng ta nghĩ, tại sao mỗi ngày chúng ta không thể đi ngủ sớm?

Vấn đề lớn nhất của những người không thể thực hiện được việc đi ngủ sớm là: lười biếng mà không tự nhận thức được điều đó, biết mà không thể thay đổi, thay đổi nhưng không kiên định. Nói thẳng ra là thiếu kỷ luật tự giác.

Nếu một người thậm chí còn không thể kiểm soát được thời gian mình đi ngủ thì làm sao người đó có thể kiểm soát được cuộc sống của mình?

Chỉ những người đi ngủ sớm mới hiểu được niềm vui của cuộc sống hiện tại; chỉ những người đi ngủ sớm mới cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống đời thường; chỉ những người đi ngủ sớm mới hiểu được sự trọn vẹn của thời gian trân trọng.

Nếu bạn muốn có kỷ luật tự giác, hãy bắt đầu bằng việc ngủ ngon. Hãy đặt điện thoại xuống một giờ trước khi đi ngủ, đọc vài trang sách và đi ngủ ngay khi cơn buồn ngủ ập đến.

Hãy thức dậy sớm hơn và đừng kiếm cớ để nằm trên giường. Khi bắt đầu duy trì một lịch trình đều đặn, bạn sẽ thấy rằng quãng đời còn lại của mình sẽ trở nên rất dễ dàng.

Cuộc sống tràn đầy năng lượng bắt đầu bằng việc đi ngủ sớm.

Bạn đi ngủ lúc mấy giờ, bạn sẽ có cuộc sống như vậy:  Được ngủ SỚM, NGON, ĐỦ giấc, bạn THẮNG rồi!  - Ảnh 3.

Những người thực sự giỏi biết cách kiểm soát giấc ngủ của mình

"Chỉ số giấc ngủ" là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng giấc ngủ, cho biết mức độ cơ thể và trí óc có thể phục hồi thể lực và năng lượng trên một đơn vị thời gian ngủ.

Những người có thể kiểm soát được giấc ngủ của mình mà không bị các yếu tố bên ngoài quấy rầy là những người có chỉ số ngủ cao. Họ thường có được sức mạnh khi gặp khó khăn và có đầu óc sáng suốt hơn khi giải quyết vấn đề.

Cuộc sống chính là một trận chiến, không ai có thể đạt được mọi thứ chỉ trong một lần. Trong hành trình tiến lên, hãy biết tích trữ năng lượng cho bản thân.

Một người thực sự mạnh mẽ biết cách chủ động kiểm soát nhịp điệu nghỉ ngơi, giấc ngủ của chính mình. Vậy làm sao để đi ngủ sớm, nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình?

1. Tạo không gian ngủ tốt

Hãy từ bỏ việc chơi điện thoại trước khi đi ngủ và chỉ sử dụng giường làm nơi ngủ. Tạo môi trường tốt nhất để bạn ngủ là bước quan trọng nhất để chìm vào giấc ngủ thành công.

2. Xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi cố định

Nhà văn của Nhật Bản, Matsuura Yataro, cũng là một người nổi tiếng với thói quen dậy sớm. Ông từng nói: "Mỗi ngày tôi đều lên giường lúc 10h, sáng sớm 5h thức dậy, cách một ngày sẽ đi tập thể dục, đi bộ nhanh khoảng 10km, sau đó 8h về đi làm. Cuộc sống mang tính kỉ luật này, với tôi mà nói, nó cũng là một công việc vô cùng quan trọng."

Chỉ khi có một lịch trình đều đặn, bạn mới có thể ngủ khỏe mạnh.

3. Buông bỏ những lo âu 

Trước khi đi ngủ, đôi khi trong đầu của chúng ta không thể không nghĩ đến những việc chưa hoàn thành xong hôm nay, sự lo lắng trong công việc, trong cuộc sống… Những suy nghĩ đó cứ quanh quẩn trong đầu khiến chúng ta không thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. 

Vậy nên, trước khi đi ngủ, để có trạng thái tốt nhất là buông bỏ những suy nghĩ, quá khứ khiến bạn lo lắng. Hãy học cách cho tâm trí của bạn nghỉ ngơi để bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ mà không phải lo lắng gì.

Trong cuộc sống này, đừng lơ là việc nghỉ ngơi vì bận rộn, cũng đừng thức trắng đêm vì lo lắng, một giấc ngủ ngon là liều thuốc tốt nhất để chữa lành mọi thứ.

Bạn đi ngủ lúc mấy giờ, bạn sẽ có cuộc sống như vậy:  Được ngủ SỚM, NGON, ĐỦ giấc, bạn THẮNG rồi!  - Ảnh 4.

Ngủ ngon và bạn sẽ chiến thắng

Một đêm ngon giấc là liều thuốc tốt để chữa lành hiệu quả nhất. 

Lòng bạn dù có khó khăn đến mấy, nếu bạn có một giấc ngủ ngon thì mọi việc sẽ nhẹ nhõm; dù việc kiếm sống có mệt nhọc đến đâu, nếu bạn có một giấc ngủ ngon, cơ thể và tinh thần bạn sẽ được bình yên; dù cuộc sống có bận rộn thế nào, nếu bạn có một giấc ngủ ngon, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

Cuộc sống là vậy, đi ngủ sớm, dậy sớm, bạn sẽ tràn đầy năng lượng, không có trở ngại nào mà bạn không thể vượt qua.

Sau một đêm ngon giấc, khi thức dậy là một ngày mới đầy thoải mái. Hãy cho bản thân một cơ hội để thở, chợp mắt một chút và bạn sẽ thấy mọi lo lắng đều tan biến. Hãy ngủ sớm, ngon giấc, bạn sẽ có tinh thần sảng khoái và mạnh mẽ bước về phía trước. 

Theo: Toutiao

Chia sẻ