Bạn có tin rằng chúng ta đang cầm cốc sai cả đời mà không biết?
Thỉnh thoảng bạn lại bị chê cầm cốc "không nên hồn", khiến nước trong cốc cứ sánh ra ngoài. Thật ra, hậu quả này không phải là tại bạn vụng về đâu.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã dành nhiều thời gian và công sức để giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất của cuộc sống: thức uống nóng thường bị trào, sánh ra khỏi cốc khi chúng ta cầm nó đi lại, dù có thể chỉ là đi từ chỗ để ấm về chỗ ngồi của mình mà thôi.
Sau rất nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm về nhiều cách bước đi và nhiều phân tích kỹ càng, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng có một lý do chính gây nên chuyện sóng sánh này, chính là cách chúng ta cầm cốc. Hóa ra, cách cầm cốc của chúng ta từ trước đến nay SAI BÉT! Theo họ, bằng cách cầm cốc bằng quai một bên, hoặc cầm ôm quanh thân cốc, chúng ta đã vô tình khiến cho lực thức uống nóng bên trong va vào thành cốc đựng tăng lên - bạn cứ hình dung như cảnh sóng biển cho hợp với mùa hè: sóng đánh vào bờ đá càng mạnh, bọt nước văng lên sẽ càng cao và xa.
Vậy nên, đây là cách cầm cốc rất sai:
Sai nốt:
Cách cầm đúng phải là:
Cách cầm đúng này đòi hỏi bạn phải giữ cốc ở phía trên, các ngón tay bấu lại ở ngay dưới miệng cốc - làm như vậy sẽ giảm lực va đập bên trong và tránh trào.
Tuy nhiên, cách cầm tối ưu nhất cho đến lúc này cũng không phải là không có vấn đề, mà có lẽ chính bạn cũng đã nghĩ ra: Thứ nhất, cách cầm này không tạo được cảm giác vững vàng, an toàn mà luôn sợ tuột tay, rơi vỡ. Và đó là chưa kể hơi nóng bốc lên từ cốc sẽ chạm vào lòng bàn tay, nếu thức uống quá nóng thì có thể gây bỏng không biết chừng. Trong trường hợp cốc có nắp và không lo bỏng hơi, ta lại càng dễ bị đẩy vào tình huống nắp còn trên tay nhưng cốc đã tung tóe dưới sàn nhà…
Các nhà nghiên cứu cũng đã tính đến những chuyện này, và đưa ra một giải pháp thần kỳ khác cho chuyện trà và cà phê bớt sóng sánh: đi giật lùi. Theo họ, bằng cách đi giật lùi, chúng ta có thể thay đổi đáng kể chuyển động tay của chính mình, tác động lên chiếc cốc và làm giảm nguy cơ sóng sánh.
Khoa học đã lên tiếng, liệu bạn đã sẵn sàng sửa sai?
Theo metro