Bài học vàng không trường lớp nào có thể dạy bạn: Kiếm tiền nhiều không quan trọng bằng việc giữ được bao nhiêu

Mai Thùy,
Chia sẻ

Không ai có thể biết trước tương lai số tiền mình kiếm được sẽ nhiều hay ít. Việc tiết kiệm từng đồng sẽ giúp bạn không phải nai lưng ra làm việc để hoàn thành các kế hoạch tài chính đã vạch ra.

Quan trọng là giữ lại bao nhiêu, không phải kiếm được nhiều bao nhiêu tiền

Hầu hết mọi người luôn quan trọng vấn đề tiền lương kiếm được bao nhiêu mỗi tháng, nhiều hơn so với người khác là bao nhiêu,... 

Họ muốn tiêu nhiều nên bắt buộc phải kiếm được nhiều hơn nữa, nhưng suy nghĩ này rất sai lầm. Việc kiếm tiền nhiều nhưng không biết cách tiết kiệm vẫn không quan trọng bằng việc bạn giữ lại được bao nhiêu trong số tiền bạn đã kiếm được.

Nhiều người có mức lương khủng nhưng lại lãng phí toàn bộ chúng vào cuộc sống thượng lưu. Cứ mỗi khi nhận được tiền thưởng họ lại tự tặng cho mình một món đồ hàng hiệu. Lối sống kiếm nhiều tiêu nhiều khiến số tiền tiết kiệm rất ít.

Bài học vàng không trường lớp nào có thể dạy bạn: Tiết kiệm được một đồng bằng một đồng bạn "nai lưng" kiếm được - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tiêu tiền ở chỗ này sẽ mất cơ hội ở chỗ khác

Mỗi một đồng tiền bạn tiêu đều có giá trị của nó. Nếu bạn tiêu nó ở chỗ này thì sẽ mất cơ hội ở chỗ khác. Dù giá trị đồng tiền lớn hay nhỏ đều góp vai trò trong mục tiêu tài chính của bạn. Nhận thức được điều này bạn nên loại bỏ những thói quen tiêu tiền vào thứ không cần thiết. Mua một thứ mà chỉ sử dụng vài lần rồi vứt xó thì chắc chắn là bạn đang lãng phí tiền bạc.

Điều này không có nghĩa bạn phải sống quá tằn tiện và cắt giảm mọi thú vui và dịch vụ trong cuộc sống. Thay vào đó là sự cân bằng có suy nghĩ chính xác về những thứ bạn cần chi tiêu.

Bài học vàng không trường lớp nào có thể dạy bạn: Tiết kiệm được một đồng bằng một đồng bạn "nai lưng" kiếm được - Ảnh 3.

Mua nhà hay đi thuê?

Đối với những cặp gia đình trẻ có tài chính còn eo hẹp thì câu hỏi thuê nhà hay mua nhà là điều họ quan tâm nhất. Công việc còn có sự thay đổi khiến họ khó khăn trong sự quyết định. 

Trong tương lai vợ hoặc chồng đều có rủi ro bị chuyển đi nơi khác làm việc thì căn nhà lúc đó đang sở hữu lại không hợp lý chút nào. Ngay cả khi cho thuê lại thì tốn công, thủ tục rắc rối và chưa chắc sẽ tìm được người thuê ưng ý và giúp họ giữ gìn tốt cho ngôi nhà.

Hơn nữa, mua nhà không chỉ có duy nhất tiền mua mà còn chi phí duy trì và sửa chữa. Số tiền đó đối với nhiều người bằng nửa chi phí thuê nhà nên họ càng khó quyết định hơn.

Dựa trên chi phí thuê nhà, nếu nó thấp hơn đáng kể so với khoản tiền lãi mà bạn phải trả khi mua trả góp thì nên thuê nhà. Bạn dùng số tiền chênh lệch này để đầu tư là cách làm khôn ngoan nhất. Ít nhất việc không chi một khoản lớn để mua nhà sẽ giúp gia đình bạn có tài chính dư dả, thoải mái và nghỉ hưu sớm.

Bài học vàng không trường lớp nào có thể dạy bạn: Tiết kiệm được một đồng bằng một đồng bạn "nai lưng" kiếm được - Ảnh 4.

Trao dồi kiến thức về tài chính cá nhân

Chưa bao giờ là thừa khi bạn tìm hiểu về tài chính cá nhân. Càng tìm hiểu về nó bạn càng chuẩn bị được kinh nghiệm để vượt qua rủi ro. Bạn có thể trao dồi qua sách báo, video, khóa học hay từ kinh nghiệm của những người quen,...

Nếu thấy nó có ích bạn nên thực hành ngay những gì mình tiếp thu được. Trong quá trình áp dụng không tránh được những thất bại nhưng nó giúp bạn trưởng thành và tìm ra lối đi hợp lý cho bản thân nhất.

Hãy tiếp xúc với những người thành công, họ sẽ giúp bạn có những bài học kinh nghiệm mà không trường lớp nào có thể dạy. Sự hướng dẫn của họ sẽ giúp bớt vấp ngã trên con đường tài chính của mình.

Bài học vàng không trường lớp nào có thể dạy bạn: Tiết kiệm được một đồng bằng một đồng bạn "nai lưng" kiếm được - Ảnh 5.

Theo CNBC, MD 

Chia sẻ