Nữ diễn viên nổi tiếng dùng phương pháp “phong bì” để tiết kiệm, trả khoản nợ lớn cho mẹ và mua được căn nhà đầu tiên

An Du,
Chia sẻ

Để vừa chi tiêu vừa tiết kiệm trả nợ, Lâm Y Thần tiết lộ cô đã sử dụng phương pháp quản lý tài chính phong bì. Nhờ đó mà cô trả được khoản nợ lớn, thậm chí còn mua được căn nhà đầu tiên trước tuổi 30.

Lâm Y Thần (sinh năm 1982) là nữ diễn viên, ca sĩ nổi tiếng người Đài Loan. Cô đã tạo ấn tượng cho khán giả với nhiều vai diễn trong các phim Thơ ngây, Thiên ngoại phi tiên, Anh hùng xạ điêu 2008, Có lẽ anh sẽ không yêu em, Lan Lăng Vương…

Ngay từ khi Lâm Y Thần còn nhỏ, bố mẹ cô đã ly thân, đến năm cô học trung học thì bố mẹ cô quyết định ly hôn. Sau đó Lâm Y Thần cùng em trai sống chung với mẹ.

Nữ diễn viên nổi tiếng dùng phương pháp “phong bì” để tiết kiệm tiền, trả hết khoản nợ lớn cho mẹ và mua được căn nhà đầu tiên - Ảnh 1.

Lâm Y Thần

Trước khi có được những thành công và cuộc sống giàu sang hiện tại thì Lâm Y Thần từng trải qua quãng thời gian tuổi thơ khốn khó. Có thông tin cho rằng mẹ cô đã mắc khoản nợ khổng lồ vì sử dụng thẻ tín dụng để đi du lịch. Con số nợ liên tục tăng lên đến 3 triệu tân đài tệ (khoảng 2,5 tỷ đồng) và cuối cùng trở thành món nợ bà không có khả năng chi trả.

Chính vì lớn lên trong hoàn cảnh gia đình như vậy, về sau khi đã trở nên giàu có thì Lâm Y Thần vẫn rất ghét thẻ tín dụng. Nguyên nhân cô gia nhập làng giải trí cũng bởi vì trả nợ cho mẹ. Trước khi trở nên nổi tiếng, những khoản tiền cô kiếm được không hề lớn. Cô từng chia sẻ công việc đầu tiên cô làm chính là rửa bát thuê với mức lương theo giờ rất thấp.

Để vừa chi tiêu vừa tiết kiệm trả nợ, Lâm Y Thần tiết lộ cô đã sử dụng phương pháp quản lý tài chính phong bì. Nhờ đó mà cô trả được khoản nợ lớn, thậm chí còn mua được căn nhà đầu tiên trước tuổi 30.

Phương pháp quản lý tài chính phong bì

Nguyên lý và cách thực hiện của phương pháp này rất đơn giản, đồng thời có thể căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị một loạt phong bì và chia chúng thành hai loại:

- Loại 1: Để dành tiết kiệm. Bạn có thể gửi khoản tiền này vào ngân hàng hoặc có phương án bảo quản, giữ gìn khác tùy ý, miễn là không chi tiêu đến.

- Loại 2: Dùng để chi tiêu. Trong phần này bạn chia số tiền vào các phong bì khác nhau tương ứng với mục đích sử dụng. Ví dụ như tiền đi lại, tiền sinh hoạt, tiền thuê nhà…

Mỗi khi tiêu dùng bạn sẽ lấy tiền từ chiếc phong bì tương ứng. Việc làm đó giúp bạn tiêu tiền một cách có kiểm soát hơn.

Bạn hãy viết nhật ký chi tiêu trên từng chiếc phong bì, qua đó nắm được tình hình chi tiêu của bản thân, nhìn rõ khoản chi nào không cần thiết để tiến hành sửa chữa, cải thiện.

Nữ diễn viên nổi tiếng dùng phương pháp “phong bì” để tiết kiệm tiền, trả hết khoản nợ lớn cho mẹ và mua được căn nhà đầu tiên - Ảnh 2.

Bạn có thể phân bổ thu nhập theo tỷ lệ bản thân cảm thấy chấp nhận được. Trường hợp Lâm Y Thần, cô đã sử dụng quy tắc phân phối thu nhập 2-2-6. Trong đó 20% đầu tiên là dành cho chi phí sinh hoạt, 20% tiếp theo là quỹ có thể linh động và 60% cuối cùng dành để tiết kiệm không được chi tiêu đến.

Nhờ tỷ lệ có phần khắt khe này mà nữ diễn viên đã tiết kiệm được khoản tiền lớn trả nợ và sớm sở hữu căn nhà đầu tiên của mình.

Những điều cần lưu ý

- Thực tế trong quá trình thực hiện, số tiền ở các phong bì có thể bổ sung cho nhau. Nếu số tiền trong phong bì A đã được sử dụng hết thì có thể chuyển tiền trong phong bì B sang bổ sung.

Mấu chốt quan trọng là trong tất cả các phong bì ấy không có phong bì nào được đổ thêm tiền mới. Đồng thời bạn cần bỏ thói quen sử dụng thẻ tín dụng, tránh rơi vào tình trạng mua sắm không có kiểm soát.

- Với phương pháp quản lý tài chính phong bì, bạn chỉ có thể định kỳ cho tiền vào phong bì, ví dụ theo tuần hoặc theo tháng. Với cách làm đó, bạn sẽ kiểm soát được chi tiêu và giảm tốc độ tiêu tiền.

- Nếu cuối tháng trong các phong bì còn dư tiền, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một món quà để có thêm động lực tiết kiệm.

Tuy nhiên nếu số tiền trong phong bì thường xuyên còn dư thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ thu nhập. Hãy giảm tỷ lệ dành cho chi tiêu xuống và tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm lên, giúp bạn tiết kiệm một cách hiệu quả hơn.

Theo Businesstimes

Chia sẻ