Bác sĩ chuyên khoa giải đáp loạt thắc mắc của chị em về việc tiêm vắc-xin Covid-19 và chuyện sinh sản, bầu bí

TH,
Chia sẻ

Để nhóm đối tượng này yên tâm và xử trí đúng cách trong từng trường hợp cụ thể, mới đây, ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến mới đây đã có những chia sẻ giải đáp những băn khoăn cho cánh chị em phụ nữ thuộc nhóm đối tượng này.

Trước tình hình dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp ở nước ta, vắc-xin hiện nay được coi là giải pháp quan trọng nhất giúp khống chế dịch bệnh một cách an toàn, hiệu quả về lâu dài. Chính phủ khuyến khích người dân đi tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Những y bác sĩ, nhân viên y tế, những người có chuyên môn hàng ngày tuyên tuyền đến cho người dân lợi ích của việc tiêm vắc-xin Covid-19. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh, nhóm đối tượng có bệnh lý nền, người cao tuổi trên 65 tuổi trở lên cần phải được tiêm càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, nếu chẳng may bị bệnh Covid-19 thì chuyển biến bệnh sẽ rất khó lường.

Thế nhưng, có một bộ phận không nhỏ là nhóm chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, người đang cho con bú, người đang trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn hay đang có kế hoạch làm thụ tinh trong ống nghiệm… thì có tiêm vắc-xin Covid-19 như bình thường được hay không. Với từng trường hợp cụ thể có lưu ý, khuyến cáo gì khi tiêm vắc-xin Covid-19 hay không… thì dường như vẫn còn quá ít thông tin.

Để nhóm đối tượng này yên tâm và xử trí đúng cách trong từng trường hợp cụ thể, mới đây, ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) đã có những chia sẻ giải đáp những băn khoăn cho cánh chị em phụ nữ thuộc nhóm đối tượng này:

Tôi đang mang thai thì có tiêm phòng Covid-19 được không?

Tiêm vắc-xin Covid-19 là công cụ hữu hiệu nhất để phòng bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện tại. Bất kể loại vắc-xin nào cũng tốt, dù là vắc-xin Pfizer, Moderna hay Astrazeneca. 

Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng vắc-xin Covid-19 như Pfizer, Moderna an toàn trong quá trình mang thai. 

Tiêm phòng Covid-19 được khuyến cáo cho nhóm phụ nữ mang thai trên 18 tuổi tại Anh nhưng không bắt buộc, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân. 

Mặc dù vậy vẫn cần có thêm nghiên cứu và ở nước ta cần có sự đồng ý của Bộ Y tế. Trong hiện tại, ở nước ta, chị em phụ nữ đang mang thai chưa thuộc nhóm nên tiêm vắc-xin Covid-19.

Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 3.

Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 4.

Tôi bị hiếm muộn nhiều năm thì tiêm vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Tiêm vắc-xin Covid-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều đó có nghĩa là nếu các bạn bị hiếm muộn nhiều năm hay đang trong quá trình điều trị hiếm muộn vẫn nên tiêm phòng Covid-19 bình thường mà không cần phải lo lắng có ảnh hưởng đến chuyện sinh đẻ hay không.
Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 6.

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, tôi có cần kiêng có thai hay không?

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu bạn đang mong có con thì cứ thực hiện kế hoạch có con bình thường, không cần kiêng có thai vì vắc-xin an toàn, không đi qua nhau vào thai. 

Vì vậy, nếu phát hiện ra mình có thai sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 và muốn giữ thai, bạn không cần phải đình chỉ thai kỳ, hãy thư giãn, sống thoải mái, tươi vui như bao mẹ bầu khác.

Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 8.

Tôi định làm thụ tinh ống nghiệm thì có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Các bạn đang có kế hoạch làm thụ tinh ống nghiệm như chọc hút trứng, chuyển phôi trữ sau khi dịch lắng xuống vẫn yên tâm tiêm vắc-xin Covid-19 được. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được thực hiện các kỹ thuật này theo kế hoạch ngay sau khi tiêm vắc-xin chứ không cần chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 10.

Tôi đang trong quá trình điều trị hiếm muộn thì có thể tiêm vắc-xin Covid-19 luôn được không?

Đối với những trường hợp đang trong quá trình điều trị hiếm muộn, các bạn nên tạm hoãn chu kỳ điều trị để tiêm phòng vắc-xin Covid-19 chứ không thực hiện song song cùng lúc. 

Nghiên cứu cho thấy việc hoãn chu kỳ khoảng 3-6 tháng không ảnh hưởng đến kết quả điều trị hiếm muộn nên bạn không cần phải lo lắng.

Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 12.

Tôi có thể tiêm phòng Covid-19 nếu đang trong thời kỳ cho con bú không?

Vắc-xin Covid-19 được khuyến cáo có thể tiêm cho phụ nữ đang cho con bú. Không có nghiên cứu nào cho thấy bất cứ thành phần nào của vắc-xin có thể truyền sang con bạn qua sữa mẹ. 

Do đó, bạn vẫn có thể tiêm bình thường khi đang trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc-xin covid 19 thì có chỉ định tạm hoãn tiêm vắc-xin với nhóm phụ nữ đang cho con bú nên bạn chưa thể tiêm trong đợt này, hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản giải đáp loạt vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến vắc-xin Covid-19 - Ảnh 14.