Ảnh hiếm về Hiroshima và Nagasaki sau thảm kịch bom nguyên tử, 78 năm trôi qua vẫn gây ám ảnh khôn nguôi
2 quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới do quân đội Mỹ thả xuống thành phố Nhật Bản đã tạo nên một thảm cảnh chưa từng có.
78 năm về trước, chỉ trong vòng từ ngày 6/8/1945 - 9/8/1945, 2 quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man của quân đội Mỹ đã liên tiếp dội xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki tại Nhật Bản. Chỉ trong thời gian ngắn, 2 khu vực rộng lớn đã bị san bằng, tạo nên cảnh tượng kinh hoàng trong lịch sử.
Đám khói hình nấm bao trùm thành phố Hiroshima khoảng 1 giờ sau vụ nổ. Được biết, ít nhất 70.000 người đã thiệt mạng trong vụ nổ đầu tiên.
Hơn 200.000 thiệt mạng, nhiều người bị bỏng nặng và thiệt mạng sau đó do chết đói cũng như nhiễm phóng xạ tạo nên cảnh tượng khiến cả thế giới ám ảnh cho đến ngày nay.
Sau vụ nổ chấn động thế giới, nhà vật lý J. Robert Oppenheimer, người nắm vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thành công bom nguyên tử cũng đã được gắn liền với biệt danh "cha đẻ bom nguyên tử".
Mặc cho phát minh của ông được coi là dấu mốc chấm dứt Thế chiến II khi buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện nhưng việc "mở khóa" sức mạnh của vũ khí hạt nhân cũng như chứng kiến sự tàn khốc mà những gì quả bom mang lại vẫn khiến cho nhà vật lý nổi danh này mãi sống trong sự dằn vặt, tội lỗi.
Bức ảnh này được chụp cách hiện trường vụ nổ Nagasaki 15 phút sau vụ tấn công
Sự tàn phá từ quả bom kéo dài cả chục km
Người phụ nữ dọn dẹp giữa đống đổ nát hoang tàn
Một người mẹ và đứa trẻ ngồi trong đống đổ nát của Hiroshima 4 tháng sau vụ đánh bom
Một bệnh nhân bị bỏng phóng xạ nặng nằm trong bệnh viện Chữ thập đỏ ở Hiroshima vào tháng 8/1945
Những vết bỏng chằng chịt đi theo nạn nhân của vụ nổ bom khiến nhiều người xót xa
Những người may mắn sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima
Bóng của một người được nhìn thấy trên các bậc thềm ngân hàng gây ám ảnh
Trẻ em đeo khẩu tra để chống lại mùi chết chóc lan tỏa trong không khí
Một cặp mẹ con bị thương nhẹ sau vụ nổ
Nguồn: ATI, CNN