Lời kể của "bé gái" 70 tuổi về vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima

,
Chia sẻ

Đã 70 năm trôi qua, địa ngục Hiroshima đã sống dậy nhưng những ký ức kinh hoàng về vụ nổ bom nguyên tử vẫn không thể bị xóa nhòa.

Hàng năm, cứ vào ngày 6/8, bà Koko Tanimoto Kondo lại mang theo chiếc áo dài màu hồng đã rách trên chuyến hành trình trở về quê hương Hiroshima, nơi gia đình bà đã may mắn sống sót sau vụ dội bom nguyên tử kinh hoàng của đế quốc Mỹ.

Khi ấy, bà mới chỉ là một đứa bé 8 tháng tuổi, và suốt nhiều thập kỷ về sau, tuổi thơ của bà đã bị ám ảnh dữ dội. 70 năm sau, bà Kondo, hiện 70 tuổi, là một trong 183.519 người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945. Họ được gọi là những hibakusha, những con người mà ký ức tại thời điểm đó đã in sâu và ám ảnh tâm trí của họ.

Bà chia sẻ về ký ức tuổi thanh xuân đã cảm thấy vô cùng xấu hổ khi phải đứng trần truồng để cho các bác sĩ và nhà khoa học kiểm tra dấu hiệu ảnh hưởng bức xạ trên cơ thể. Sau đó, cuộc sống của bà như rơi xuống vực sâu khi vị hôn phu người Mỹ đột ngột hủy đám cưới ngay trước ngày tổ chức vì gia đình của anh ta nghĩ rằng bà sẽ không thể sinh con vì bị nhiễm phóng xạ.

Rưng rưng nước mắt, bà Kondo kể lại hành động cứu người của cha bà trong những giây phút kinh hoàng ngày 6/8/1945.

bom nguyên tử

Khói lửa bốc lên trên bầu trời Hiroshima ngày 6/8 khi quả bom nguyên tử của Mỹ dội xuống.

bom nguyên tử
Bức ảnh bà Kondo chụp cùng gia đình.

bom nguyên tử
Và bà Kondo của 70 năm sau cái ngày mưa bom đó.

Những năm tháng kinh hoàng

Cha của bà là ông Kiyoshi Tanimoto, Trưởng ban giáo dục Mỹ tại một nhà thờ ở Nhật Bản. Trong một lần tới thăm Hiroshima vào mùa xuân năm 1946, ông Tanimoto đã chia sẻ những chi tiết kinh hoàng và hoảng loạn mà ông đã chứng kiến. Khi bom dội xuống, mặt đất sụp đổ, chính ông là người còn sống đã chèo thuyền để chở những người khác qua sông lánh nạn.

Trong lúc đó, bà Kondo và mẹ đang bị chôn vùi bên trong nhà thờ. Mẹ đã cố gắng kéo bà ra khỏi đống đổ nát sau khi nhìn thấy khe sáng le lói. Sau bao cố gắng cuối cùng họ cũng vượt qua.

Khi được đoàn tụ với vợ con, ông Tanimoto đã quá mệt mỏi đến mức không thể mừng rỡ và ngạc nhiên vì sao người nhà mình lại sống sót sau thảm họa.

Tác giả Hersey của tờ New Yorker vào năm 1946 đã viết rằng Hiroshima và Nagashaki chính là 2 thành phố đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nhân loại phải trải qua trận ném bom nguyên tử.

bom nguyên ử
Một bức ảnh ghi lại sự tan hoang của thành phố Hiroshima sau ngày bị dội bom.

bom nguyên tử
Những người còn sống sót chờ cứu viện trong một khu ẩn náu của thành phố Hiroshima.

Năm 1945, Mỹ đã ném bom các thành phố lớn của Nhật Bản bao gồm cả thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, Nhật Bản đã không đầu hàng bất chấp tình thế tưởng chừng như vô vọng của mình. Mỹ sau đó đã tìm cách kết thúc nhanh chiến tranh bằng cách ném bom nguyên tử.

Ngày 6/8, quả bom đầu tiên dội xuống Hiroshima, một quả khác ở Nagashaki vào ngày 9/8. Chỉ 6 ngày sau đó, Nhật Bản đầu hàng. Cho đến tận bây giờ, các nhà sử học vẫn rất đưa ra nghi vấn rằng, liệu Mỹ có đạt được thỏa thuận như vậy nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân?

Cuộc sống vẫn phải tiếp tục

Trong một chuyến công du tới Los Angeles, Mỹ vào năm 1955, cha của bà Kondo, ông Tanimoto đã rất bất ngờ khi gặp Robert Lewis, cơ phó của Enola Gay, chiếc máy bay đã thả bom nguyên tử xuông Hiroshima. Bà Kondo khi đó mới 10 tuổi và được đi cùng cha, bà đã từng nghĩ rằng sẽ lao tới và cấu xé người kia. Nhưng không, bà từ từ bước đến và chạm vào tay ông ta. Bởi chỉ trước đó vài giây, bà đã nhìn thấy những giọt nước mắt trên khóe mi của người quân nhân nghỉ hưu khi kể về những năm tháng dằn vặt sau khi thả quả bom đó.

Bà đã tự nhủ với lòng mình rằng: “Cầu xin chúa hãy tha thứ cho con vì đã căm ghét người đàn ông này. Bởi nếu có thứ gì đó để con căm thù thì đó phải là chiến tranh mới phải”.

Bà Kondo sau đó đã kết hôn với một người chồng Nhật Bản và nhận nuôi hai cô con gái. Cũng từ đó, bà trở thành người diễn thuyết và truyền cảm hứng qua câu chuyện của mình trên khắp Nhật Bản và Mỹ.

“Nếu bạn dùng một chiếc đũa để khuấy một cốc nước, ban đầu sẽ chẳng có gì xảy ra; nhưng nếu bạn cứ tiếp tục thì đến một thời điểm nào đó dòng nước sẽ chuyển động theo một guồng quay nhất đinh. Câu chuyện của tôi cũng như vậy, tôi muốn tiếp tục kể cho thế hệ trẻ để họ biết về chiến tranh và hiểu được quá khứ đã đau khổ ra sao. Điều duy nhất tôi có thể làm là tin vào từng người trong số họ”.

bom nguyên tử
Vết sẹo không thể xóa mờ trên cơ thể của nạn nhân vụ ném bom nguyên tử.

Nhật Bản sẽ tưởng niệm 70 năm ngày bom nguyên tử tàn phá thành phố Hiroshima vào ngày 6/8 thành phố Nagasaki vào ngày 9/8. Đây là một cơ hội để kêu gọi xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Sự tàn phá khủng khiếp của quả bom nguyên tử đầu tiên sử dụng trong chiến tranh đã cướp đi mạng sống của 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người Nagashaki. Ngoài ra, còn nhiều người bị nhiễm phóng xạ do dư âm của trận tấn công.

Chia sẻ
Đọc tin tức mới nhất, xem Vụ nổ ở chung cư Linh Đàm nhanh nhất tại aFamily.