“Ăn uống quá chọn lọc” cũng là bệnh

,
Chia sẻ

Những người mà từ chối một số nhóm thực phẩm hoặc quá lo lắng về mức độ “sạch” của bữa ăn có thể sẽ gặp phải những nguy cơ về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Khôn ngoan hay cực đoan?

Hội chứng orthorexia nervosa, được biết tới như một hành vi thái quá. Đó là trong khi những người mắc chứng chán ăn hạn chế tối đa lượng thực phẩm họ “nạp” vào cơ thể thì những người mắc chứng orthorexia, còn được gọi là “đúng hay sự thật” lại luôn bị ám ảnh bởi chất lượng.

Do các "quy tắc" được hình thành qua quá trình tiếp nhận từ nhiều nguồn thông tin (báo đài, bạn bè....) nên người bệnh dần loại bỏ đường, muối, các thực phẩm chứa cafein, chất cồn, bột mỳ, men bia, đỗ tương, ngô và các sản phẩm làm từ sữa… ra khỏi chế độ ăn. Những thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu hay các chất nhân tạo dùng trong nông nghiệp cũng có thể bị loại bỏ thẳng cánh. Thậm chí có những người mắc chứng orthorexic chỉ ăn các loại thực phẩm có màu vàng.

Kết quả là trong khi tự nhận mình là có thói quen ăn uống khôn ngoan thì chính sức khỏe của họ lại đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do loại bỏ quá nhiều loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn hằng ngày. Những người “nội trợ khôn ngoan” này không chỉ bị thiếu chất mà việc áp dụng chồng chất các nguyên tắc cứng nhắc còn làm cho việc tham gia một bữa tiệc, liên hoan với bạn bè, người thân trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi.
 
Những người mắc chứng orthorexia nervosa thường là ngoài 30 tuổi, thuộc tầng lớp trung lưu và được giáo dục tốt.

Khó nhận biết

Ursula Philpot, chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng Anh, cho biết: “Tôi nhận thấy rõ là ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc hội chứng orthorexics, đặc biệt trong vài năm trở lại đây. Đây là một kiểu rối loạn ăn uống (tập trung vào chất lượng thực phẩm) nhưng rất khó nhận biết vì người mắc hội chứng orthorexics không thừa cân và trông hoàn toàn bình thường.

Họ luôn chỉ chăm chăm nghĩ tới chất lượng thực phẩm mỗi khi định ăn gì đó, luôn chọn lọc và đặt ra những giới hạn trong chế độ ăn theo hiểu biết cá nhân về những thực phẩm mà họ cho là “tinh khiết”.

Những người mắc hội chứng này sẽ dành nhiều giờ để đọc các nghiên cứu mới nhất về thực phẩm, tìm kiếm trong các cửa hàng thực phẩm và lên thực đơn. Sẵn sàng bỏ ra cả một số tiền lớn để mua những sản phẩm đặc biệt và vì thế đây là căn bệnh của tầng lớp trung lưu”.

Còn theo Deanne Jade, nhà nghiên cứu của TT Rối loạn ăn uống quốc gia Anh, cho biết: “Đamg hình thành 1 nhóm đối tượng tin rằng họ đang chăm sóc bản thân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và đó chính là những người mắc hội chứng orthorexia. Tôi nhìn thấy những người này quanh mình, bạn bè và đồng nghiệp… nhưng không ai biết mình mắc bệnh”.

Bà cũng tin tưởng rằng sự gia tăng của hội chứng này liên quan với sự cảnh giác của loài người đối với các thực phẩm ẩn chứa nguy cơ hay mong muốn qua chế độ ăn sẽ điều trị được bệnh tật.

Mary George, một chuyên gia về rối loạn ăn uống, cho rằng cần gióng lên hồi chuông cảnh báo về một thứ “mốt” hay trào lưu mới có thể trở thành nỗi “ám ảnh” không dứt.

Theo Dân trí

Chia sẻ