Ăn uống kiểu này, bác sĩ cảnh báo dễ có nguy cơ ung thư ruột, đáng tiếc nhiều người lại nghĩ có thể giúp giảm cân

TT,
Chia sẻ

Ngoài nguy cơ ung thư ruột kết, chế độ ăn toàn thịt cũng có liên quan đến một số bệnh khác.

Chế độ ăn toàn thịt (Carnivore Diet) đang ngày càng phổ biến, được tung hô là giải pháp cho giảm cân, cải thiện tâm trạng và điều chỉnh đường huyết. Tuy nhiên, bác sĩ Suraj Kukadia (Anh) đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là nguy cơ ung thư ruột kết, liên quan đến chế độ ăn này.

Ăn uống kiểu này, bác sĩ cảnh báo dễ có nguy cơ ung thư ruột, đáng tiếc nhiều người lại nghĩ có thể giúp giảm cân- Ảnh 1.

Đúng như tên gọi, chế độ ăn kiêng động vật ăn thịt là một chế độ ăn kiêng hạn chế tập trung vào thực phẩm từ động vật, có nghĩa là bạn ăn có thể ăn thịt, gia cầm, trứng, hải sản, cá và một số sản phẩm từ sữa, loại bỏ hoàn toàn rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, hạt, quả hạch.

Bác sĩ Suraj Kukadia (tại Anh), còn được biết đến với tên gọi Dr Sooj trên TikTok, đã bày tỏ sự quan ngại về chế độ ăn toàn thịt. Ông thẳng thắn đặt câu hỏi: "Tại sao lại chọn chế độ ăn toàn thịt? Tôi thực sự không hiểu". Chế độ ăn này chỉ bao gồm các sản phẩm động vật như thịt, gia cầm, trứng, hải sản, cá và một số sản phẩm sữa, trong khi loại bỏ hoàn toàn rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, hạt, quả hạch.

Chế độ ăn toàn thịt: Lợi ích thật sự hay nguy cơ tiềm ẩn?

Bác sĩ Kukadia cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn cùng với việc thiếu chất xơ từ rau củ, trái cây có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và có thể cả các loại ung thư khác. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc (Cancer Research UK) cũng đồng tình với quan điểm này. Họ ước tính khoảng 13% trường hợp ung thư ruột kết ở Anh có liên quan đến việc ăn thịt chế biến sẵn và 28% trường hợp khác là do thiếu chất xơ.

Ăn uống kiểu này, bác sĩ cảnh báo dễ có nguy cơ ung thư ruột, đáng tiếc nhiều người lại nghĩ có thể giúp giảm cân- Ảnh 2.

Mặc dù thừa nhận chế độ ăn toàn thịt có thể có lợi trong một số trường hợp, chẳng hạn như với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) khi ăn rau củ quả gây ra các triệu chứng khó chịu, bác sĩ Kukadia vẫn cho rằng những tác hại của nó có thể vượt xa lợi ích.

Ông nhấn mạnh: "Chế độ ăn toàn thịt về cơ bản là một chế độ ăn kiêng hạn chế. Nó khiến cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin quan trọng. Tôi thực sự không hiểu và sẽ không bao giờ khuyên bệnh nhân của mình áp dụng chế độ ăn này".

Một nghiên cứu điển hình được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology năm nay đã minh họa rõ ràng những nguy cơ của chế độ ăn toàn thịt. Nghiên cứu mô tả trường hợp một người đàn ông 40 tuổi bị tích tụ mỡ dưới da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và khuỷu tay sau 8 tháng áp dụng chế độ ăn này. Các tác giả kết luận: "Trường hợp này cho thấy tác động của chế độ ăn uống lên mức lipid và tầm quan trọng của việc kiểm soát cholesterol cao để ngăn ngừa các biến chứng". Ngoài nguy cơ ung thư ruột kết, chế độ ăn toàn thịt cũng có liên quan đến cholesterol cao, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Ăn uống kiểu này, bác sĩ cảnh báo dễ có nguy cơ ung thư ruột, đáng tiếc nhiều người lại nghĩ có thể giúp giảm cân- Ảnh 3.

Healthline, một trang web cung cấp thông tin y tế, cũng đưa ra cảnh báo: "Không có nghiên cứu nào chứng minh được những tuyên bố rằng chế độ ăn toàn thịt có thể giúp loại bỏ các vấn đề sức khỏe. Vì thiếu các chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm chất xơ và các hợp chất thực vật như chất chống oxy hóa nên chế độ ăn này có thể không an toàn cho một số người".

Nếu vẫn muốn tuân thủ chế độ ăn toàn thịt thì để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

- Lựa chọn nguồn thịt chất lượng

Thịt từ động vật nuôi công nghiệp có thể chứa hormone tăng trưởng và thuốc kháng sinh. Vì vậy, nên ưu tiên các loại thịt hữu cơ, thịt từ động vật ăn cỏ hoặc cá đánh bắt tự nhiên để hạn chế hóa chất có hại.

- Theo dõi phản ứng của cơ thể

Không phải ai cũng phù hợp với chế độ ăn này. Một số người có thể gặp tình trạng táo bón, thiếu năng lượng hoặc tăng cholesterol khi cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm thực vật. Vì vậy, hãy theo dõi cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn nếu cần thiết.

- Uống đủ nước và bổ sung điện giải

Việc cắt giảm carbohydrate có thể làm giảm khả năng giữ nước của cơ thể, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Vì vậy, cần uống đủ nước và bổ sung natri, kali, magie từ nước hầm xương hoặc thực phẩm bổ sung.

Điều quan trọng nhất khi áp dụng chế độ ăn toàn thịt là lắng nghe cơ thể, theo dõi sức khỏe định kỳ và điều chỉnh linh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chia sẻ