Ăn rươi biển: Ăn đúng cách mới không bị ngộ độc

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Rươi món ăn được nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, ăn rươi như thế nào cho tốt để không bị ngộ độc thì nhiều người không để ý.

Giá trị dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rươi có 81.9g nước, 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo, không hề thua kém giá trị dinh dưỡng khi đem so với thịt bê non (trong 100g thịt bê nạc có 78.2g nước, 20g protid, 0.5g lipid, cung cấp được 87calo). Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Công dụng rươi trong điều trị bệnh

Con rươi cũng là một con vật được giáo sư Đỗ Tất Lợi xếp vào hàng vị thuốc trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của ông.

Tuy nhiên, có một đặc điểm mà ai cũng cần biết là khi chế biến rươi không bao giờ được thiếu vỏ quýt. 

Dược tính của món rươi phần nhiều đến từ vỏ quýt. Vỏ quýt được dùng rất phổ biến trong Đông y với tên gọi Trần bì. Cũng theo Đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu… Sự có mặt của vỏ quýt trong các món rươi có tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu, làm tiêu đờm. Đồng thời món ăn còn có tác dụng phòng bệnh tích cực đối với những chứng bệnh trên.

1
Ăn rươi cần đúng cách nếu không bị ngộ độc (ảnh minh họa)

Những lưu ý khi nên ăn rươi

Không ăn rươi đã chết


Rươi là loài sống ở đáy nước cùng bùn cát, do đó không tránh khỏi việc chúng bị nhiễm những chất độc từ chính môi trường mà chúng sinh sống, nhất là ở khu vực nước bị ô nhiễm nhiều. Đặc biệt, khi chết rươi rất dễ bị phân hủy, sinh ra nhiều độc tố. Do đó ăn phải rươi chết sẽ bị ngộ độc, sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nặng nề hơn là nguy hiểm tới tính mạng.

Người cơ địa dị ứng không nên ăn rươi

Do con rươi chứa nhiều chất đạm nên những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng nên thận trọng. Vì vậy, trước khi ăn, nên thử từng chút một để xem phản ứng của cơ thể trước.

Do rươi giàu đạm nhưng chất đạm của rươi không giống với chất đạm của các thực phẩm khác như bò, lợn, gà nên có thể gây dị ứng cho người ăn. Nếu bạn đã từng bị dị ứng khi ăn rươi 1 lần rồi thì không nên thử lại lần thứ 2.

Hạn chế với bà bầu và trẻ nhỏ nên thận trọng

Do môi trường sống của con rươi có thể nhiễm độc từ nước và chất đạm của rươi rất khác với chất đạm thịt cá thông thường nên bà bầu và trẻ nhỏ cần thận trọng khi ăn.

Hơn nữa, đây là món giàu đạm nên đồng thời cũng gây khó tiêu, đầy bụng không có lợi cho tiêu hóa, vì vậy, bà bầu không nên ăn vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Kể cả trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém nên việc ăn con  rươi cũng cần hạn chế để tránh bị các vấn đề về tiêu hóa
 
Không bảo quản rươi lâu trong ngăn đá

Đặc điểm riêng của mùa rươi là chỉ rộ trong tháng 10 -11 (âm lịch) nên muốn trữ rươi lâu (nhất là các nhà hàng, quán ăn) thường bảo quản rươi trong tủ lạnh. Việc bảo quản lạnh quá lâu, không đúng quy trình, không hợp vệ sinh có thể khiến rươi bị nhiễm độc tố của vi khuẩn, hay gặp là độc tố tụ cầu gây tiêu chảy

Ngoài ra, việc cấp đông rươi để vận chuyển đi nhiều nơi cũng cần phải đảm bảo vệ sinh. Rươi được cấp đông phải là rươi còn sống. Trước khi chế biến, cần chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông dần, không dùng lò vi sóng hay nước lạnh hoặc nhiệt độ phòng để rã đông rươi.

Rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung sống ở môi trường đáy nước, bùn cát, thường có nhược điểm là dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống. Nhuyễn thể cũng là vật trung gian truyền nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách. Ngoài ra, khi sơ chế, cần phải loại bỏ những con rươi đã chết vì rươi chết dễ sinh độc tố, gây tiêu chảy cấp, đau đầu, choáng váng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi lựa chọn và chế biến con rươi để an toàn tốt nhất chọn những con rươi còn tươi ngon là những con lớn, thân mập mạp, màu đỏ, còn ngọ nguậy. Kinh nghiệm mua rươi tươi, mới là chỉ lấy những con còn khỏe ở phía trên, vì đa số rươi phía dưới thường bị đè vỡ bụng, có mùi tanh.

Rươi sắp chết là những con nhỏ, gầy, có màu xanh, bò yếu hoặc lâu lâu mới ngọ nguậy.

Khi rửa rươi chỉ cần thả rươi vào chậu nước, dùng tay đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng. Rửa chừng ba lần cho sạch bớt bùn, rác.

Rươi sạch vớt ra để ráo nước, chuẩn bị “làm lông” để khi ăn không bị ngứa rát cổ. Dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy bùn, chân và lông rươi rụng, nổi lên thì vớt rươi ra và chế biến món ăn.

Sau khi ăn rươi, nếu thấy bị nổi ban, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy… bạn cần phải ngay lập tức tới bệnh viện. Không nên phỏng đoán rồi tự chữa theo kinh nghiệm tại nhà.
Chia sẻ