Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Quan điểm sai lầm của nhiều người khiến bệnh thêm nặng

Bảo Nam,
Chia sẻ

Sai lầm này khiến không ít chuyên gia dinh dưỡng phải lên tiếng cảnh báo.

Cho rằng cơm là tinh bột, còn miến có nguồn gốc từ củ dong nên nhiều chất xơ hơn, ăn nhiều miến sẽ không gây tăng cân mà còn phòng ngừa được bệnh tiểu đường, nên nhiều người đã bỏ ăn cơm để thay thế bằng miến. Sai lầm này khiến không ít chuyên gia dinh dưỡng phải lên tiếng cảnh báo. 

Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Sai lầm của rất nhiều người

ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà (Khoa Dinh dưỡng, BV Đại học Y Hà Nội) cho biết đã có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện cấp cứu vì đường huyết tăng quá cao, nguyên nhân lại là do ăn miến thay cơm.

Thực tế, miến dong có chỉ số đường huyết (GI) còn cao hơn cả gạo tẻ. Điều này đã được chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi phân tích như sau: "Miến có chỉ số GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số GI của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường là 76,1g. Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến còn nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63".

2.jpeg

Việc lạm dụng miến thay cơm sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong. Hơn nữa, ăn miến còn gây tăng cân nhiều hơn ăn cơm chứ không hề giảm cân như nhiều người lầm tưởng. 

cac-chi-so-xet-nghiem-tieu-duong-1.png

Việc lạm dụng miến thay cơm sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm.

Dù vậy, điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường cần loại bỏ hoàn toàn miến ra khỏi chế độ ăn. Chuyên gia sẽ hướng dẫn cách tiêu thụ miến một cách an toàn ngay bên dưới đây.

Người tiểu đường có thể tiêu thụ miến như thế nào?

Chuyên gia khuyên bệnh nhân đái tháo đường cần phải ăn đúng, ăn đủ với cơ thể của mình. Người bệnh không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm nào tuy nhiên nên ăn ít hơn người bình thường. ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà cho rằng bệnh nhân tiểu đường nên ăn miến theo số lượng bác sĩ chỉ định (tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân), hơn nữa khi ăn miến nên kết hợp cùng nhiều loại rau xanh. Hoặc có thể ăn rau trước khi ăn miến. Chất xơ trong rau có tác dụng điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể.

3.jpeg

Những nguyên tắc ăn uống để ngăn ngừa đường huyết tăng mạnh

1. Kiểm soát tổng calo hấp thụ

Giáo sư Weng Jianping, Phó trưởng khoa thuộc Bệnh viện trực thuộc thứ ba của Đại học Sun Yat-sen khẳng định, cần tính tổng calo hấp thụ để chủ động kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Do đó, bạn cần hỏi bác sĩ về số lượng calo tiêu chuẩn hàng ngày mình có thể hấp thụ (phù hợp theo cân nặng và lượng đường trong máu của từng bệnh nhân). Sau đó chủ động kiểm soát thực phẩm mình ăn hàng ngày. 

2. Nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau

Thay vì chỉ sử dụng cơm trắng hay miến dong, bạn có thể trộn hoặc ăn đan xen yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt... để có nguồn thực phẩm đa dạng, ngăn ngừa tăng đường huyết.

cach-nau-mien-ga-ngon-scaled.jpeg

3. Điều chỉnh thứ tự các món ăn

Zhao Weifeng, phó trưởng khoa châm cứu và phục hồi chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền Tây An, tỉnh Thiểm Tây cho biết: Thứ tự ăn uống đúng của người tiểu đường đó là ăn súp đầu tiên để bôi trơn dạ dày, sau đó ăn rau trước, tiếp đó là ăn cơm và cuối cùng mới là ăn thịt. Do đó, ngay khi vào bữa cơm, bạn đừng ăn thịt hoặc cơm ngay nhé, hãy tuân thủ thứ tự ăn như lời khuyên của bác sĩ để ngừa đường huyết tăng vọt, đồng thời nuôi dưỡng hệ tiêu hóa.

Ăn miến thay cơm, sai lầm người Việt hay mắc gây tăng cân và tăng đường huyết cực nhanh - Ảnh 5.

Chia sẻ