Ai cũng mong có nhiều tiền để độc lập tài chính, nhưng liệu đã biết 7 cách biến điều đó thành hiện thực?
Ai nói rằng bạn không thể đạt được độc lập về tài chính khi còn trẻ? Có thể là do bạn chưa biết cách lên kế hoạch hợp lý.
Độc lập về tài chính luôn có ưu điểm với cuộc sống của mọi người, giúp có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những quyết định đưa ra. Có tài chính vững vàng, bạn sẽ không phụ thuộc vào người khác, ít phải căng thẳng và lo lắng về tiền bạc.
Là một người trẻ, bạn có thể không có nhiều tiền. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể bắt đầu làm việc chăm chỉ để hướng tới sự độc lập về tài chính.
1. Quyết định xem "độc lập tài chính" sẽ như thế nào đối với bạn
Bạn đã bao giờ nghĩ mình muốn làm gì khi độc lập về tài chính? Dù đó là gì, trước tiên cần phải có một ý tưởng rõ ràng về những gì bạn muốn trước khi có thể độc lập về tài chính.
Vì vậy, đối với bước đầu tiên này, hãy tìm hiểu cụ thể về “độc lập tài chính” có nghĩa là gì đối với bạn. Tự hỏi bản thân mình: Nếu tôi có đủ tiền để nghỉ hưu sớm, tôi sẽ sử dụng những ngày nhàn rỗi đó như thế nào? Tôi cần bao nhiêu tiền để đủ trang trải cho cuộc sống này tới khi nghỉ hưu?
2. Tìm một công việc phụ để kiếm thêm thu nhập
Khi còn trẻ, dồi dào sức lực ngay khi có thêm một vài giờ rảnh rỗi mỗi tuần, thì một công việc bán thời gian hoặc công việc phụ có thể giúp bạn đạt được sự độc lập về tài chính sớm hơn. Hãy suy nghĩ thật kỹ tới điều này.
3. Theo dõi cẩn thận chi tiêu của bạn
Độc lập về tài chính khi còn trẻ không phải là gạt bỏ mọi thứ bạn yêu thích trong cuộc sống. Bạn vẫn có thể thưởng thức cà phê, trò chơi điện tử và đi chơi đêm cùng bạn bè nếu thích. Nhưng độc lập về tài chính khi còn trẻ đòi hỏi bạn phải quan tâm hơn đến vấn đề chi tiêu của mình.
Điều này có nghĩa là lập kế hoạch chi tiêu theo cách cho phép bạn mua nhiều hơn những gì khiến bạn hạnh phúc và ít hơn những gì không mang tới ý nghĩa cho cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn thực sự thích một chiếc xe hơi đẹp, có thể thuê một căn hộ nhỏ hơn hoặc rẻ hơn để có ngân sách phù hợp với nhu cầu.
Mặt khác, nếu không quan tâm đến xe hơi nhưng yêu thích du lịch quốc tế, bạn có thể lái một chiếc xe đã qua sử dụng để tiền tiêu vào thứ thực sự quan trọng đối với bạn.
4. Sống dưới mức thu nhập
Hãy tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được và tiết kiệm phần còn lại là điều quan trọng giúp bạn được độc lập về tài chính. Có rất nhiều cách để bạn hạn chế số tiền phải chi tiêu, biến việc tiết kiệm trở nên thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều.
- Tìm một dịch vụ điện thoại rẻ hơn.
- Mua sắm nơi mình sống để tiết kiệm tiền xăng. Chọn cửa hàng giảm giá, có ưu đãi, sản phẩm tốt thay vì tiêu dùng nhanh.
- Bám sát những thứ bạn đang có để lập danh sách mua sắm tối ưu, tránh việc mua quá nhiều.
- Giới hạn bản thân đi chơi các cuộc vui đắt đỏ.
- Tham khảo các cửa hàng tiết kiệm, cửa hàng ký gửi quần áo và đồ gia dụng.
5. Đưa ra những lựa chọn thông minh với thẻ tín dụng và khoản vay
Khi còn trẻ là thời kỳ mà nhiều người mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn với tiền bạc. Những sai lầm có thể mất hàng tháng, hàng năm để phục hồi lại tài chính. Nếu bạn muốn tránh những sai lầm này và thực sự độc lập về tài chính hãy học cách sử dụng thông minh với thẻ tín dụng và các khoản vay có lãi suất.
Đối với thẻ tín dụng, hãy tập thói quen thanh toán đầy đủ hóa đơn hàng tháng. Tránh các khoản lãi suất khiến bạn khó có thể trải nghiệm tự do tài chính như vay tiêu dùng hoang phí, mua sắm đồ hiệu,...
6. Thanh lý các mặt hàng không sử dụng
Cảm giác hồi hộp khi lục tung đống đồ đạc của mình để xem thứ gì có thể biến thành tiền khi mang đi thanh lý thực sự lý thú. Nó khiến bạn có lối sống tối giản và lưu tâm hơn trong việc chi tiêu. Bạn đang có những vật dụng nào trong nhà mà không sử dụng tới? Đó có thể là một vài bộ quần áo dễ thương, chiếc xe đạp không còn dùng tới, hoặc thậm chí là một vài cuốn sách.
Tạo danh sách bán những thứ mà bạn không cần dùng đến và rao bán trên mạng xã hội. Nếu không đủ lượng tương tác từ bạn bè, hãy giao nó đến tiệm ký gửi để những người khác tìm chủ mới cho món đồ. Bạn có thể kiếm được 1 số tiền từ những thứ mình không dùng đến.
7. Đầu tư vào bản thân
Còn trẻ, bạn có quyền đầu tư cho những sở thích và đam mê nằm ngoài công việc. Đó có thể là nhiếp ảnh hoặc cải thiện kỹ năng giao tiếp để tìm kiếm được một cơ hội thăng tiến trong công việc.
Nuôi dưỡng những kỹ năng này có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Vì vậy, nếu có thời gian rảnh rỗi, hãy cân nhắc đăng ký các khóa học online để nâng cao khả năng của mình.
Theo moneyunder30