8 loại thực phẩm này là "thần dược" hạ đường huyết tự nhiên, đặc biệt là phụ nữ sau 40 tuổi nhất định phải ăn thường xuyên
Người sau 40 tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc phòng bệnh vì lúc này sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, như tiểu đường hơn.
Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là người sau 40 tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc phòng bệnh vì lúc này sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, như tiểu đường hơn.
Theo số liệu thống kê, hiện có hơn 70% dân số thế giới bị tiểu đường và phụ nữ tuổi 40 dễ mắc tiểu đường hơn nam giới. Vì vậy, phụ nữ trên 40 cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe, duy trì chỉ số cơ thể BMI và cân nặng lý tưởng, có chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Đặc biệt, nên ăn 8 loại thực phẩm quen thuộc dưới đây để hạ đường huyết, bảo vệ cân nặng hiệu quả.
8 loại thực phẩm giúp hạ đường huyết
1. Mướp đắng
Mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, bổ gan, cải thiện thị lực, giải độc. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy mướp đắng có chứa momordica charantia, 5-hydroxytryptamine, axit glutamic, alanin và vitamin B1.
Sở dĩ mướp đắng có thể hạ đường huyết là do trong hạt mướp đắng có chứa protein có chức năng tương tự như insulin, giúp thúc đẩy quá trình phân hủy đường, chuyển hóa đường dư thừa thành calo và cải thiện sự cân bằng chất béo của cơ thể.
2. Nấm đen
Nấm đen hay còn gọi là mộc nhĩ có chứa polysaccharid, vitamin, protein, caroten, kali, natri, canxi, sắt và rất nhiều khoáng chất quý báu. Trong đó polysaccharid của nấm có tác dụng hạ đường huyết. Các thí nghiệm cho thấy polysaccharid trong nấm có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường.
3. Quả bơ
Khi nhắc đến một loại quả có tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp bậc nhất thì bơ chắc chắn nằm đầu danh sách. Các axit béo không bão hòa chứa trong quả bơ có tác dụng làm chậm quá trình lưu thông đường đến mạch máu.
Hơn nữa, quả bơ có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, duy trì đường huyết ở mức cân bằng ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
4. Râu ngô
Râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, tiêu sưng, bổ gan, lợi mật. Theo y học hiện đại, râu ngô là một loại thuốc tự nhiên vô cùng "lợi hại", chúng chứa vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP, vitamin K, flavonoid, acid pantotheni... và các vi chất tự nhiên khác. Giúp lợi tiểu, hạ đường huyết, cầm máu, lợi mật. Chúng ta có thể dùng nước râu ngô pha trà để uống.
5. Cà rốt
Cà rốt chứa lượng caroten rất quý báu, cùng quercetin và kaempferol. Trong đó, caroten có thể làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, hạ lipid máu và hạ huyết áp. Vì vậy, ăn cà rốt thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường của chúng ta.
6. Giấm táo
Theo Healthline, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã báo cáo rằng tiêu thụ 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 4% vào sáng hôm sau.
Lưu ý rằng, trước khi uống cần pha loãng giấm táo. Nên pha khoảng 10-30ml vào 1 cốc nước và uống hỗn hợp này mỗi ngày một lần. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng giấm táo như một loại nước sốt thơm bổ sung rất nhiều cho các món salad làm từ trái cây. Không nên uống giấm nguyên chất. Ngoài ra, nên dùng ống hút khi uống nước giấm để giảm thiểu việc tiếp xúc của giấm với răng, tránh làm hỏng men răng.
7. Dưa chuột
Chất béo trung tính trong dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, là loại rau ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường do béo phì và bệnh nhân đái tháo đường do tăng lipid máu.
8. Khoai mỡ
Khoai mỡ chứa diosgenin, dopamine, glycoside hydrochloride cùng các axit amin quý giá... có tác dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa tăng đường huyết, đồng thời có thể chống lại sự gia tăng lượng đường trong máu do adrenaline và glucose gây ra. Vì vậy, bạn nên tăng cường tiêu thụ khoai mỡ trong cuộc sống hàng ngày.