7 mẹo giúp đẩy lùi nguy cơ rối loạn chức năng ruột và tiêu hóa
Hàng ngàn người trong chúng ta đang gặp tình trạng rối loạn chức năng ruột nhưng 7 mẹo dưới đây có thể giúp bạn phòng bệnh.
Rối loạn chức năng đại tràng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến hội chứng ruột kích thích (rối loạn chức năng ruột - IBS). Bạn có thể mắc hội chứng này khi bạn bị viêm dạ dày ruột hoặc lạm dụng kháng sinh hay các thuốc khác, điển hình là các loại thuốc chống viêm.Chụp X-quang ruột cũng chưa chắc sẽ tìm được hết vấn đề ở đây.
Người ta cho rằng ở những người bị IBS chỉ đơn giản là do ruột nhạy cảm hơn, nhưng các chuyên gia vẫn không biết tại sao lại như vậy.
Hiện nay, hàng ngàn người trong chúng ta đang gặp tình trạng IBS nhưng bạn cũng không sẽ không cần phải quá lo lắng nếu như bạn biết được 7 mẹo phòng bệnh dưới đây:
1. Nhận biết rõ các loại chất xơ
Mặc dù chất xơ là một phần quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh và nó có khả năng chống lại bệnh ung thư ruột nhưng bạn nên biết rằng có một sự khác biệt lớn giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan.
"Chất xơ hòa tan (có trong các sản phẩm yến mạch) không hoà tan trong nước và tạo thành một chất giống như gel làm chậm quá trình tiêu hóa, trong khi chất xơ không hòa tan (ví dụ như trong các sản phẩm lúa mì) thì lại có tác dụng nhuận tràng", Tiến sĩ, bác sĩ Megan Arroll giải thích, đồng tác giả của cuốn sách tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích.
Trong khi chất xơ hòa tan có thể giúp chống lại các triệu chứng IBS, chẳng hạn như táo bón nhưng nó cũng có thể làm cho các triệu chứng rở nên tồi tệ hơn nếu đó là trường hợp... chuyển sang màu trắng.
Mặc dù nó trái ngược với những lời khuyên dinh dưỡng thông thường nhưng bạn hãy cố gắng tránh bất cứ thứ gì được làm từ bột mì (bánh mì, bánh quy...) bởi vì chất xơ ngũ cốc có thể là tội phạm tồi tệ nhất đối với những ca nặng có triệu chứng IBS nhất định.
Nghiên cứu cho thấy tinh chỉnh chế độ ăn uống đơn giản sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng từ 30-40% trong khoảng 2/3 trong số những người bị IBS.
2. Lựa chọn trái cây thích hợp
Tiến sĩ Megan Arroll giải thích: "Nhiều loại trái cây và rau quả có chứa các loại đường hấp thu kém phức tạp và chúng sẽ lưu lại chất lỏng trong ruột và được lên men trong ruột kết, tạo ra khí và gây ra chứng đầy hơi.
Các loại quả như: mận, anh đào và táo có thể gây ra các triệu chứng này, trái lại cam quýt, kiwi hay hầu hết các loại quả mọng, chuối, chanh leo thì không như vậy. Vì vậy, bạn cần chú ý khi chọn các loại trái cây để tiêu thụ".
3. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng có thể góp phần là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các triệu chứng IBS nên điều quan trọng bạn phải thực hiện để chống lại stress đó là:
- Nghỉ ngơi thường xuyên
- Dành thời gian để đọc, viết, vẽ, nấu ăn hoặc đi bộ. Tất cả hoạt động này đều giúp bạn thoát khỏi những áp lực trong ngày.
- Nếu bạn cảm thấy có gì đó khiến bạn lo lắng thì hãy đi tìm ai đó để nói chuyện.
4. Hãy uống thuốc nhuận tràng nếu cần thiết
Nếu quá trình tiêu hóa thức ăn của bạn diễn ra chậm theo cách tự nhiên thì bạn cũng chưa nên sử dụng thuốc nhuận tràng vì điều đó sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động càng chậm khi chưa sử dụng tới thuốc.
Trong trường hợp bạn cần tới sự hỗ trợ của thuốc thì bạn cũng chỉ nên uống một liều lượng nhỏ.
5. Hãy cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
Các loại thuốc giảm đau thông thường chẳng hạn như codeine có thể gây ra táo bón, trong khi ibuprofen có thể gây kích ứng đường ruột.
Thuốc huyết áp và chất bổ sung chất sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng. Nếu bạn có bị đau nhức thì hãy chọn paracetamol vì nó không ảnh hưởng đến ruột.
Đối với thuốc kháng sinh: Trong thực tế, bạn không nên dùng thuốc kháng sinh, trừ khi bạn hoàn toàn đang gặp phải hiệu ứng nào đó bất lợi tới vi khuẩn đường ruột.
6. Nhai kĩ
Nhai ít nhất 30 lần có nghĩa là ruột xử lý thực phẩm một cách nhanh chóng hơn. Điều này sẽ giúp bạn giảm các chứng ợ nóng, cảm giác đau, sưng, tấy.
Vì vậy, bạn nên có thói quen ăn chậm hơn và nhai kĩ hơn.
7. Bổ sung prebiotics
Các vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacilli và Bifidobacteria) có tác dụng chống viêm.
Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng cung cấp và nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột như sữa chua và dưa bắp cải.
(Nguồn: Mirror)