7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình

Scorpiot,
Chia sẻ

Quản lý tài chính cá nhân chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nhất là đối với các chị em, những người có nhu cầu mua sắm chi tiêu khổng lồ. Tuy nhiên, nếu chưa biết thì bạn có thể học, nhất là các chị em trước tuổi 30 để tập thói quen chi tiêu khoa học sau khi lập gia đình.

Với các bạn trẻ, tuổi 20 còn là lý do ngụy biện cho những quyết định dại dột của bản thân, nhất là trong vấn đề tài chính. Tuy nhiên, bước sang tuổi 30 thì mọi chuyện đã gần như khác hoàn toàn. Một giai đoạn mới của cuộc đời khi đa phần các chị em sẽ kết hôn và có một gia đình nhỏ.

Dấu mốc này quan trọng khiến mọi quyết định về tài chính của bạn cần đúng đắn, nhất là trong quản lý thu chi trong gia đình. Điều đó giúp xây dựng được nền tảng bền vững, cuộc sống kinh tế chắc chắn và không có những rủi ro tài chính từ vấn đề tiêu tiền giữa các thành viên.

Để thực hiện được điều này, đây là 7 lời khuyên tài chính mà bạn cần biết.

1. Biết rõ nên mua hay thuê nhà

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 2.

Khi bạn bước sang tuổi 30, nhu cầu sở hữu một ngôi nhà gần như là mong muốn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, giữa việc mua nhà mới hay đi thuê, cái nào tốt hơn là điều cần suy nghĩ. Câu trả lời không đơn giản, thậm chí là khó để đưa ra một đáp án hoàn hảo dù thực tế nhiều người vẫn có suy nghĩ "của sở hữu" là của được. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định thì thuê nhà hoặc mua nhà đều có những ưu điểm nhất định, xét về mặt kinh tế mà bạn cần cân nhắc kĩ.

Lựa chọn mua nhà:

Các vấn đề khi mua nhà bạn cần quan tâm là lạm phát giá nhà, thị trường bất động sản dài hạn tại khu vực bạn muốn mua, mua nhà ở khu vực nào là hợp lý. Nếu bạn muốn mua nhà hãy chắc chắn là bạn có khả năng chi trả các khoản phát sinh thêm trong vai trò là chủ sở hữu, bao gồm tiền bảo hiểm, tiền sửa chữa nhà, thuế,...

Lựa chọn thuê nhà:

Nếu bạn lựa chọn thuê nhà, hãy đảm bảo tiền thuê và các khoản phát sinh không vượt quá 30% tổng thu nhập của cả gia đình (hoặc tổng lương của bạn).

Lựa chọn thuê nhà cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể bán nó, không được tự do trong vấn đề thay đổi kết cấu nhà.

Vì vậy, hãy cân nhắc thật cẩn thận trước khi ra quyết định bao gồm việc tính toán tài chính hiện tại, khoản thu trong tương lai. Đồng thời tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm, chuyên gia tư vấn nếu cảm thấy là cần thiết.

2. Có nên chỉ sống dựa vào tiền lương hàng tháng?

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 3.

Nhiều bạn trẻ đang có cuộc sống chỉ dựa vào tiền lương, tức là đầu tháng lĩnh lương và hết tháng là hết tiền. Thực tế là việc sống chỉ dựa vào tiền lương sẽ không hợp lý nếu bạn 30 tuổi. Bởi lẽ, gánh nặng gia đình cộng với nhiều khoản chi không thể đoán trước sẽ khiến bạn nhanh chóng bước vào cảnh nợ nần thậm chí là không đủ tiền trang trải cho cuộc sống.

Bạn nên xử lý tình huống này như thế nào:

Nếu bạn không tìm được việc làm thêm hãy xem xét tới tổng thể và thực tế nhất về thu nhập hàng tháng cũng như thói quen chi tiêu hiện tại.

Mức lương vừa đủ sống sẽ khiến bạn phải chấm dứt những thói quen tiêu xài lãng phí. Đồng thời xây dựng danh sách mua sắm hợp lý dựa trên nhu cầu, khả năng chi trả của bản thân. Nên sử dụng các ứng dụng chi tiêu trên điện thoại hoặc ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ.

Một khi đã làm tất cả những điều này mà đến cuối tháng, các khoản chi vẫn vượt thu thì có lẽ bạn nên tìm một công việc có mức lương tốt hơn hoặc tìm kiếm các công việc làm thêm khác để kiếm thêm thu nhập.

3. Thành lập quỹ dành cho các trường hợp khẩn cấp

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 4.

Đúng như tên gọi, quỹ này sẽ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, những rủi ro bất ngờ sẽ xảy ra. Nếu không có ngân quỹ này, trường hợp cháy túi là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như ốm đau, bệnh tật, đồ dùng trong nhà hỏng hóc cần mua mới.

Bạn nên xử lý tình huống này như thế nào:

Bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ, có thể là với số lượng tiền vừa đủ, rồi tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là quỹ này cần thuộc dạng "lỏng", nghĩa là tiền có thể sử dụng ngay lập tức, chứ không phải là đặt trong sổ tiết kiệm hay thẻ tín dụng với cách thức lấy ra rườm rà, nhiều thủ tục.

4. Kiểm soát nợ nần

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 5.

Nợ nần là tình trạng rất dễ gặp và phổ biến với những người bước sang tuổi 30. Các khoản nợ có thể tồn tại dưới dạng: tiền nợ kinh doanh, tiền cưới hỏi, mua nhà, thẻ tín dụng. Nếu bạn không kiểm soát được các khoản nợ này, tiền lãi trả hàng tháng chắc chắn sẽ khiến bạn bị ngộp thở.

Một chiến lược gỡ rối trong trường hợp này là hãy lựa chọn hình thức trả dần theo tuần/tháng/năm. Điều này giúp bạn không dồn quá nhiều tiền phải trả vào cùng một thời điểm.

5. Đa dạng các khoản thu nhập

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 6.

Nếu bạn đang cần "siêu chủ động" cho các tài khoản tiết kiệm và trả nợ nần của bản thân trong thời gian sớm nhất, hãy cân nhắc thật nghiêm túc việc đa dạng hóa khoản thu nhập của mình. Freelancer là một ý tưởng thú vị.

Lời khuyên:

Nỗ lực rèn luyện kĩ năng của bản thân và chuyên môn để trở thành người có kĩ năng trong nghề, sau đó, nhận thêm việc làm. Lúc này, thu nhập của bạn chắc chắn sẽ cải thiện so với trước.

6. Tự nấu ăn hay mua đồ ăn sẵn?

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 7.

Thực phẩm ăn uống là chi phí sinh hoạt lớn mà bạn không nên xem nhẹ. Bất cứ ai cũng phải mua hàng ngày và giá cả của chúng thì không hề rẻ như trước nữa. Bên cạnh đó, việc tự nấu ăn cho bản thân cũng đảm bảo chất lượng và an toàn cho cơ thể, giúp bạn giảm các rủi ro.

7. Chia sẻ tình hình tài chính với bạn đời

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 8.

Tiền bạc là lý do phổ biến dẫn tới những mâu thuẫn của các cặp vợ chồng. Các thống kê về xung đột gia đình cho thấy 70% sự bất đồng về quan điểm chi tiêu hơn là vì những nguyên nhân khác.

Lời khuyên:

Bạn nên có những cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau về tình hình thu - chi của gia đình. Các quan điểm tài chính, góp ý, sửa sai đồng thời đưa ra giải pháp để quản lý tiền bạc được hiệu quả hơn.

Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.

Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.

7 lời khuyên quản lý tài chính cá nhân cho các chị em trước tuổi 30 để bạn dễ dàng quản lý các khoản thu chi sau khi lập gia đình - Ảnh 10.

Chia sẻ