Hướng dẫn các bạn trẻ ở độ tuổi 25 những cách kiểm soát tài chính hiệu quả để có được tiền tiết kiệm như mong muốn

Scorpiot,
Chia sẻ

Ở tuổi 25, nhiều bạn trẻ vẫn đang mải nghĩ tới các nhu cầu ăn chơi, mua sắm và du lịch. Thật đáng buồn khi họ chưa biết rằng, điều quan trọng nhất trong độ tuổi này là cần bắt đầu học cách chi tiêu và quản lý tài chính.

Nếu bạn đang trong độ tuổi 25 mơn mởn, nhiều sức sống, thích trải nghiệm và phiêu lưu chắc hẳn sẽ cảm thấy ngán ngẩm với cụm từ "chi tiêu tiết kiệm". Nhắc tới cuộc sống của tuổi 25 chính là ăn, chơi, du lịch và mua sắm. Nhiều bạn trẻ cho biết, họ dành tất cả thời gian ngoài giờ làm việc để đi ăn cùng bạn bè, đến các cửa hàng thời trang yêu thích để mua sắm khi cảm thấy cần hoặc buồn, hay tụ tập đám bạn đi phượt, du lịch bụi hoặc chill ở một nơi nào đó.

Hướng dẫn các bạn trẻ ở độ tuổi 25 những cách kiểm soát tài chính hiệu quả để có được tiền tiết kiệm như mong muốn - Ảnh 1.

Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Tuấn Anh - Chuyên gia Tư vấn Tài chính Hộ gia đình và Cá nhân chia sẻ ở độ tuổi 25, các bạn trẻ cần tạo thói quen bắt đầu tiết kiệm. Việc tiết kiệm sẽ diễn ra với các khoản tiền theo tháng hoặc dài hạn song song với việc tìm kiếm cách tăng thêm thu nhập rồi dùng chúng để đầu tư cổ phiếu. Nghe rất trừu tượng và vĩ mô nhưng bạn có thể hoàn thành tốt điều đó chỉ nhờ bài tập tài chính cơ bản và cách sử dụng tiền hiệu quả dưới đây.

Tuổi 25 với việc làm quen các bài tập tài chính

Bài tập tài chính là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều bạn trẻ hiện nay. Thay vì suy nghĩ sẽ để dành bao nhiêu tiền mua sắm, các bạn tuổi 25 cần tính toán ngược lại số tiền cần để dành cho việc tiết kiệm và tái đầu tư. Việc làm này sẽ thực hiện dễ dàng hơn nếu bạn biết tuân thủ theo bài tập tài chính gồm 3 nấc thang cơ bản.

Bước 1: Tiết kiệm

Trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển của thế hệ 9x, đa phần các bạn trẻ đều đã bắt đầu ổn định mức thu nhập nhờ có một công việc rõ ràng. Để tiết kiệm tiền hiệu quả, khái niệm đầu tiên mà độ tuổi này cần luyện tập là:

Thu nhập - Tiết kiệm = Chi tiêu

Bạn cần xác lập được mức tiết kiệm hàng tháng là yêu cầu tối thiếu trước khi xét tới bất kỳ khoản đầu tư tài chính cá nhân nào. Câu chuyện mà các bạn trẻ thường sử dụng sau khi nhận thu nhập từ lương, các bạn sẽ tự do chi tiêu hàng ngày và cuối tháng số tiền còn thừa lại được gọi là tiền tiết kiệm.

4

Cách này theo các bạn tưởng chừng là hợp lý nhưng trên thực tế cuối tháng bạn sẽ chẳng còn lại là bao. Cách tạo động lực tốt nhất là tiết kiệm vì một mục tiêu cụ thể rõ ràng, nằm ngoài bản thân. Ví dụ: Mua tặng bố mẹ 1 chiếc tivi 7 triệu.

Lộ trình tiết kiệm dự kiến là 7 tháng trong đó mỗi tháng tiết kiệm 1 triệu. Ngay từ hôm nay nhắn tin luôn cho bố mẹ con sẽ tặng 1 cái tivi sau 7 tháng tới. Có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để giữ bản thân hoàn thành đúng mục tiêu.

Bước 2: Đầu tư

Sau khi bạn đã thành lập được thói quen tiết kiệm để hướng tới một mục tiêu cụ thể, bạn nên tìm hiểu về lợi suất kép từ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư cổ phiếu.

Hướng dẫn các bạn trẻ ở độ tuổi 25 những cách kiểm soát tài chính hiệu quả để có được tiền tiết kiệm như mong muốn - Ảnh 4.

Lợi suất kép: Là lấy lãi dồn vào vốn và tiếp tục tái gửi tiết kiệm hoặc đầu tư. Phần thưởng của lợi suất kép là dành cho người kiên định dài hạn. Nếu bạn nghĩ rằng số tiền 2 triệu tiết kiệm hàng tháng là nhỏ, khoảng 13 năm sau bạn sẽ khá bất ngờ khi bạn nhận được từ ngân hàng số tiền xấp xỉ 600 triệu trong đó ½ là tiền gốc, ½ là tiền lãi (trong điều kiện lãi suất ổn định là 10% và trả theo tháng).

Hướng dẫn các bạn trẻ ở độ tuổi 25 những cách kiểm soát tài chính hiệu quả để có được tiền tiết kiệm như mong muốn - Ảnh 5.

Đầu tư cổ phiếu: Lựa chọn đầu tư cổ phiếu từ tuổi 25 là một cách tốt để tăng trưởng tài sản nhiều nhất trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của kênh đầu tư cổ phiếu dài hạn luôn cao hơn hẳn lãi tiết kiệm. Tương tự như kịch bản phía trên, bạn có tin rằng trong 9 năm nếu bạn đã từng mua cổ phiểu Vinamilk đều đặn 2 triệu/ tháng, bạn đã có ngày hôm nay số tiền tương đương khoảng 6 tỷ.

Bước 3: Tự do tài chính

Hiểu đơn giản là việc chủ động trong các tình huống tài chính của bản thân. Nhiều người nghĩ rằng phải thật giàu mới tự do tài chính, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng. Bạn chỉ cần chủ động là đã có bước đầu tiên của tự do tài chính.

3

Có những người tự do tài chính từ rất sớm do nhu cầu chi tiêu hàng ngày chỉ ở mức cơ bản. Có những người tự do tài chính muộn hơn dù khoản chi tiêu eo hẹp hàng tháng. Bằng cách vững chắc kiên định tiết kiệm để đạt mục tiêu tài chính (như mua nhà, mua xe) thì bạn sẽ thực hiện được. Khi bạn không làm phiền ai khác về tiền bạc dù trong trường hợp rủi ro xảy ra, khi đó bạn đã tự do tài chính.

Không có gói tài chính, tuổi 25 chủ động theo cách này

Theo anh Tuấn Anh, Chuyên gia Tư vấn Tài chính Hộ gia đình và Cá nhân cho biết, trên thị trường hiện nay đang thiếu vắng các gói tài chính cho đối tượng ở độ tuổi 25 do khả năng đầu tư của nhóm này còn hạn chế về quy mô. Tuy vậy, các bạn trẻ có thể tự tuân theo cách làm cho riêng mình như sau:

4

Đặt chế độ tự động chuyển tiền tại Internet Banking. Tính năng này giúp các bạn tự động trích tiền tiết kiệm hàng tháng. Cụ thể, tại các ngân hàng đang có tiện ích đăng ký dịch vụ tiết kiệm tự động cho phép khách hàng thực hiện nộp tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm vào ngày đến hạn. Bạn chỉ việc chọn tài khoản nguồn trong danh sách tài khoản thanh toán của mình. Hệ thống sẽ tự động hiển thị số dư có thể sử dụng của tài khoản được chọn để khách hàng kiểm tra trước khi thực hiện giao dịch. Số tiền muốn gửi sẽ tối thiểu là 1 triệu hoặc 100 USD.

Chỉ giữ tiền mặt trong tài khoản một lượng vừa phải nhất định, phần còn lại gửi tiết kiệm dài hạn.

5

Lựa chọn 1-2 cổ phiếu hàng đầu Việt Nam, hàng tháng mua cổ phiếu một lượng vừa phải nhất định. Cách bạn tìm kiếm một cổ phiếu tốt có thể dựa trên các tiêu chí sau:

- Trước tiên, bạn cần tìm những cổ phiếu hàng đầu tại thị trường, sau đó đánh giá xem mức giá hiện tại có rẻ (hoặc đang có xu hướng giá tăng) hay không?

- Tìm những cổ phiếu đang có xu hướng giá tăng, sau đó đánh giá xem cổ phiếu có tốt (hoặc đang rẻ tương đối) hay không?

- Tìm những cổ phiếu đang rẻ, sau đó đánh giá xem cổ phiếu có tốt (hoặc đang có xu hướng giá tăng) hay không?

Chia sẻ