60 tuổi, tôi nói “không” với 4 việc để tuổi già viên mãn: Họ hàng ban đầu chê trách nhưng 3 năm sau học theo

Kim Linh,
Chia sẻ

Sau khi chồng qua đời, người phụ nữ Trung Quốc không còn sống cả nể, biết suy nghĩ cho bản thân và tập trung vào những mối quan hệ chất lượng.

Cụ bà Dương Thuý Nga (63 tuổi, Trung Quốc) khi còn trẻ trải qua nhiều vất vả, gian truân nên chỉ mong đến lúc nghỉ hưu để được nghỉ ngơi. Đến 3 năm trước, chồng bà qua đời do bệnh nặng, cụ bà họ Dương sống cô độc trong căn nhà cũ. Đó là khoảng thời gian khó khăn với bà khi kế hoạch tận hưởng tuổi già cùng bạn đời tan vỡ. Phải mất đến nửa năm, bà Dương Thuý Nga mới vượt qua nỗi buồn này và quyết định không còn làm những việc sau để tự mình hạnh phúc trong tương lai.

Không còn liên lạc với bạn bè, họ hàng vô tâm

Trong thời gian chồng lâm bệnh, bà Dương phải nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, họ hàng khi các con chưa thu xếp công việc để trở về. Thế nhưng không ít người bình thường vốn thân thiết đến lúc bà khó khăn lại tỏ ra dửng dưng, điều kiện kinh tế khá giả nhưng không cho bà Dương vay một đồng khi chồng bà cần tiền gấp để phẫu thuật.

60 tuổi, tôi nói “không” với 4 việc để tuổi già viên mãn: Họ hàng ban đầu chê trách nhưng 3 năm sau học theo- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Một số người thân cũng không đến thăm ông Dương đến một lần khi ông còn trong bệnh viện, thế nhưng đến đám tang lại tỏ ra thương xót. Khi đó bà Dương vừa chạy đôn chạy đáo lo cho chồng, vừa sống trong cảm giác tuyệt vọng vì nhìn rõ “trong hoạn nạn ai mới là bạn”.

Chính vì vậy sau khi chồng qua đời, bà Dương chặn liên lạc với tất cả những người bạn bè hay người thân vô tâm với vợ chồng bà khi đó. Các bữa ăn họp mặt gia đình người phụ nữ này cũng không đến, liền bị họ hàng chê trách vô tâm nhưng bà Dương không quan tâm. Dương Thuý Nga cho rằng sẽ có thời điểm người cao tuổi cần chắt lọc những mối quan hệ chất lượng để tập trung vào bản thân và những người đáng được quan tâm hơn, thay vì tiếp tục phải sống cả nể như trước.

Không sống cùng con cái quá lâu

Bà Dương Thuý Nga được các con đón lên thành phố sống chung nhưng chỉ sau một thời gian, bà lại trở về ngôi nhà cũ. Một số người thân trong gia đình nói bà Dương “sướng không biết hưởng”, lại thích tự làm khổ mình. Thế nhưng bà Dương cho rằng nhà của con cái sẽ không bao giờ là nhà của mình, khó sống thoải mái, tự do tự tại.

Bà Dương cảm thấy sức khoẻ mình vẫn tốt, sống một mình tự điều chỉnh được chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân. “Người trẻ trên thành phố sống khác mình lắm, thỉnh thoảng lên thăm thì sẽ tốt hơn là ở hẳn đó, trước sau cũng mâu thuẫn vì tôi ăn nhạt, các con ăn mặn, tôi ngủ sớm, các con thức khuya”, bà Dương nói.

Người chị họ của bà Dương ban đầu không tin lời bà, cho rằng sống cùng con cháu mới vui cửa vui nhà nên bán nhà để lên thành phố. Tuy nhiên cũng chỉ được nửa năm, người chị họ này lại hối hận vì quyết định bán nhà, giờ có cãi vã với các con cũng chẳng còn nơi để về nên khuyên mọi người học theo bà Dương.

photo-1710735051282

Ảnh minh hoạ

Không mơ mộng làm giàu

Biết Dương Thuý Nga lương hưu không cao, một người bạn họ Trần liền rủ bà Dương tham gia lớp học đầu tư miễn phí trên mạng, nơi giới thiệu cho người già cách thức đầu tư sinh lời và cả các công việc được quảng cáo “việc nhẹ lương cao”.

Bà Dương từ chối ngay lập tức vì bà thấy lương hưu thế nào cũng có thể sống được, tuổi già nên giữ tiền thay vì mơ mộng để giàu có thêm. Nếu làm thêm việc, bà sẽ chọn những công việc uy tín ngay trong địa phương, không tin tưởng những người xa lạ trên mạng. Người bạn này giận Dương Thuý Nga nhưng đến khi bị lừa gần hết số tiền dưỡng già do sập bẫy “làm nhiệm vụ để nhận tiền”, bà Trần mới thấy bà Dương tỉnh táo, sáng suốt.

Không công bố di chúc sớm

Dương Thuý Nga quan sát những gia đình xung quanh, hầu hết các nhà công bố di chúc sớm đều xảy ra xích mích vì nhiều nguyên do. Có thể là bất mãn do chia tài sản không đều hay một số người già bị con cái bỏ rơi sau khi đã nhận phần tài sản mong muốn.

photo-1710735076532

Ảnh minh hoạ

Tuy tin tưởng con cái hiếu thuận nhưng bà Dương không muốn rủi ro xảy ra với chính mình. Bên cạnh đó bà cũng mong muốn các con có thể tự lập xây dựng sự nghiệp, thay vì trông chờ vào tài sản của bố mẹ. Chính vì vậy bà không bao giờ cho các con biết bản thân đang có bao nhiêu tiền mà chỉ chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết để trong trường hợp sức khoẻ yếu sẽ có thể lập di chúc ngay.

Đó là những việc bà Dương làm trong 3 năm sau khi chồng mất để cuộc sống của bà bình yên, tránh mâu thuẫn không đáng có và bảo vệ nền tảng tài chính cho tuổi già của mình. Nhiều người họ hàng, bạn bè khen ngợi bà Dương và học hỏi theo cách nghỉ hưu khôn ngoan của bà.

Theo Toutiao

Chia sẻ