6 vấn đề khó chịu về răng miệng và cách khắc phục
Để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, bạn cần nắm được các triệu chứng thường gặp ở cơ quan này để có thể khắc phục kịp thời.
Đây là những lời khuyên của Bill Kohn, bác sĩ nha khoa giải phẫu, phó chủ tịch khoa học nha khoa và chính sách của Hiệp hội Quy hoạch Nha khoa Delta, về việc làm thế nào để khắc phục tất cả các vấn đề răng miệng và giữ cho nụ cười luôn rạng rỡ.
1. Khô miệng
Đây là vấn đề có thể khắc phục một cách tương đối đơn giản. "Thường thì tuyến nước bọt của bạn tiết ra đủ nước bọt để giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Khi điều đó không xảy ra, vấn đề này có thể được xử lý bằng cách uống nước," Kohn nói. Tuy nhiên, nếu miệng của bạn đột nhiên bị khô hơn bình thường hoặc bạn cũng đang gặp phải tình trạng khô ở vài nơi khác như mắt chẳng hạn, hãy đi khám nha sĩ hoặc bác sĩ để chắc chắn rằng không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra trên toàn cơ thể.
Ảnh minh họa
2. Vết sưng nhỏ và đau ở trên lưỡi
Bạn có thể đã nghe đến một chứng được gọi là tắc chồi vị giác, nhưng thực sự, chúng là kết quả của viêm nhú, đó là những vòng tròn lớn hơn trên lưỡi của bạn. "Nhú có thể bị viêm nếu mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt lại hoặc một trong số chúng bị một nhiễm trùng do vi khuẩn," Kohn nói. Điều tốt nhất để làm là đánh lưỡi của bạn với bàn chải đánh răng và thử một loại nước súc miệng khử trùng để giữ cho lưỡi luôn sạch sẽ.
3. Hơi thở có mùi khó chịu
Miệng của bạn có chứa hàng triệu vi khuẩn. Khi vi khuẩn ổn định, nó có thể gây ra mùi (đây là nguyên nhân đằng sau hơi thở không được dễ chịu vào buổi sáng, xảy ra do cơ thể sản xuất ít nước bọt vào ban đêm). Khô miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hơi thở nặng mùi, nhưng đôi khi nó chỉ là vấn đề sinh học. "Cơ thể của một số người tạo ra nhiều vi khuẩn sản xuất lưu huỳnh hơn, do đó hơi thở của họ cũng liên tục có vấn đề," Kohn nói. "Bạn có thể xử lý hơi thở ở mức độ nào đó bằng nước súc miệng, nhưng nếu nó vẫn còn ngay cả sau khi bạn đã chải răng và súc miệng kỹ càng, hãy đi khám nha sĩ." Và đừng quên chải lưỡi thường xuyên!
Ảnh minh họa
4. Răng bị ố
Những đồ uống như cà phê, trà, hoặc rượu vang có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mặc dù vậy, vấn đề không chỉ là nước uống. Theo Kohn: "Nước bọt của một số người có xu hướng khiến đồ ăn thức uống dễ lưu lại trên bề mặt răng và tích tụ lại. Lâu dần chúng có thể trở thành mảng bám (có thể chải sạch đi), hay cao răng (rất khó để lấy ra mà không có sự giúp đỡ của nha sĩ)".
Một bộ dụng cụ tẩy trắng răng có thể xử lý tình trạng này, như kem đánh răng chống cao răng giúp cho răng trắng bóng và loại bỏ các tích tụ ra khỏi bề mặt. Tuy nhiên, trước tiên hãy đến nha sĩ để làm sạch răng miệng, đảm bảo rằng bạn được bắt đầu với nền tảng tốt nhất có thể. Và nên hạn chế việc tiêu thụ một số đồ uống (cà phê, trà) vì việc "uống bằng ống hút" không thực sự hiệu quả như bạn vẫn tưởng.
5. Răng nhạy cảm
Nếu răng của bạn bình thường không nhạy cảm nhưng bạn hay cảm thấy đau nhức khi ăn thức ăn nóng, lạnh, hay đồ ngọt, đó có thể là dấu hiệu của một lỗ hổng trên bề mặt răng, vì vậy đầu tiên hãy đi khám nha sĩ. Tình trạng nhạy cảm thường xảy ra khi men răng trên bề mặt răng bị mòn hoặc khi chân răng bị lộ ra do tụt nướu, điều có thể xảy đến khi bạn già đi. "Có rất nhiều sản phẩm có thể sử dụng, như kem đánh răng giúp làm giảm nhạy cảm. Bạn phải sử dụng chúng trong nhiều tuần trước khi nhận thấy các lợi ích của chúng", Kohn nói.
Ảnh minh họa
6. Nướu chảy máu
"Trong hầu hết trường hợp, chảy máu nướu răng xuất phát từ vấn đề vệ sinh răng miệng và chứng viêm lợi, hay tình trạng viêm nướu răng," Kohn nói. Chỉ cần bạn làm sạch triệt để các mảng bám (không chỉ trên bề mặt răng mà còn một chút dưới nướu), bạn sẽ được an toàn. Nhưng nếu phần giữa răng và nướu không được làm sạch bằng cách thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa, các mạch máu ở nướu răng sẽ trở nên lớn hơn, mong manh hơn, và nhiều khả năng bị chảy máu khi bị kích thích.
"Điều này có thể dễ dàng được khắc phục bằng cách đánh răng kỹ càng và dùng chỉ nha khoa một lần một ngày. Trong vòng một vài ngày, việc chảy máu sẽ biến mất," Kohn nói. Nếu bạn đang chăm sóc tốt răng của bạn mà vẫn thấy chảy máu, đó là lúc cần phải gặp nha sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
(Nguồn: WomenHealth)