Khô miệng, đau họng bởi tổn thương dây thần kinh

K. M - Theo Wise,
Chia sẻ

Một số nguyên nhân chính khiến bạn mắc chứng khô miệng bao gồm mất nước, thuốc men, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, và bởi lối sống hàng ngày của mỗi người.

Chứng khô miệng, y học gọi là Xerostomia, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khô miệng và các triệu chứng đau họng thường có liên quan với nhau, bởi khô miệng dễ dẫn đến đau họng.

Mất nước có thể là một ảnh hưởng trực tiếp do đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng, và mất máu. Khi có quá nhiều chất lỏng thoát ra từ cơ thể, bạn sẽ mất nước và sau đó dẫn đến một loạt các chứng như khô miệng, đau họng. Cách duy nhất để chống lại mất nước là bù nước, bằng hình thức uống trực tiếp hoặc truyền nước. Trong trường hợp mất nước trầm trọng, bắt buộc các bác sĩ sẽ phải truyền nước vào cơ thể cho bạn bằng một loại chất lỏng chuyên biệt thông qua tĩnh mạch.
 

Một số người có thể bị khô miệng và đau họng sau những hoạt động hàng ngày, nhất là những người uống rượu và hút thuốc. Ngoài ra, những người hít thở qua đường miệng cũng sẽ khiến miệng mình bị khô. Bạn có thể đảo ngược tất cả những thói quen không tốt này bằng cách bỏ hút thuốc, giảm lượng đồ uống có cồn, và học cách thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng.

Một nguyên nhân nữa khiến bạn khô miệng và đau họng là do tổn thương dây thần kinh. Nếu cổ hoặc đầu bị ảnh hưởng bởi tai nạn hoặc thông qua phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp trường hợp khô miệng thường xuyên. Bởi vậy, bất kỳ người nào tin rằng mình đã bị tổn thương thần kinh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
 

Hàng loạt các nhiễm trùng và bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới chứng khô miệng và đau họng. Có thể kể ra một số bệnh tiêu biểu như: bệnh tiểu đường, HIV, bệnh Alzheimer, bệnh thiếu máu, đột quỵ, viêm khớp, và các bệnh khác...

Khi được kiểm soát đúng cách, các bệnh này sẽ không làm cho miệng bạn bị khô. Những người có các bệnh nói trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sau một thời gian điều trị mà không thấy khá hơn.

Đôi khi, khô miệng có thể được gây ra bởi một số loại thuốc men. Thuốc dị ứng, trầm cảm, lo âu, mụn trứng cá, và thuốc hen suyễn…  tất cả đều có thể gây khô miệng và đau họng. Do vậy, hiểu một cách đơn giản, trong hầu hết trường hợp dùng thuốc, khô miệng là một phản ứng bình thường  dễ gặp. Nếu sau khi ngưng thuốc mà người bệnh vẫn không hết khô miệng thì cần đi khám y tế sớm.
 
 
Cách tốt nhất để chống lại một miệng khô là uống nhiều nước. Nếu đã uống rất nhiều nước mà không thể cải thiện chứng khô miệng do ảnh hưởng của thuốc thì người bệnh có thể tạm thời dùng biện pháp giữ ẩm toàn thân.

Nước soda, rượu và các chất lỏng khác có thể không những không giữ nước mà còn làm cho cơ thể mất nước thêm. Vì vậy, nếu đang trong trạng thái mất nước như này, bạn tuyệt đối nên tránh các thức uống trên.

Chia sẻ
Đọc tin tức mới nhất, xem Triệu chứng bệnh quai bị chính xác tại aFamily.