6 "góc chết" khi vệ sinh nhà cửa và giải pháp làm sạch triệt để
Vệ sinh nhà cửa luôn là 1 trong những mối bận tâm hàng đầu của nhiều chị em, bởi không phải vết bẩn nào cũng dễ dàng trôi sạch chỉ với vài động tác lau rửa đơn giản. Một căn nhà dù nhỏ cũng có rất nhiều "góc chết" khó làm sạch triệt để.
1: Vòi nước và bề mặt bồn rửa bát
Hai khu vực này thường xuất hiện Limescale – cặn vôi bám lại trên những bề mặt thường phải tiếp xúc với nước và hơi ẩm.
Trước kia, để làm sạch những cặn vôi này, chị em thường phải cọ sạch bằng dung dịch rửa bát. Còn giờ đây, chị em chỉ cần sử dụng 1 miếng giẻ lau vảy cá như dưới đây là đã có thể đánh bay lớp cặn vôi cứng đầu. Ngòi ra, loại giẻ này còn giúp vòi nước và các bề mặt trở nên sáng bóng hơn.
Giẻ làm bằng vải thun vảy cá – Giá tham khảo: 28 – 47 nghìn đồng/set 3 tấm. Bề mặt giẻ có thiết kế giống như vảy cá giúp tăng ma sát, không có lông và có khả năng thấm nước mạnh. Một tấm có kích cỡ 25x25cm.
2: Máy hút mùi
Sau 1 thời gian hoạt động, máy hút mùi sẽ tích tụ nhiều cặn dầu mỡ và bụi bẩn, khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn khó chịu và khả năng khử mùi cũng theo đó mà suy giảm. Để vệ sinh tấm lọc hiệu quả và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng baking soda để làm sạch chúng.
Bạn cần pha 1 lít nước với ½ cốc baking soda, đun sôi tấm lọc với hỗn hợp này trong khoảng 20-30 phút đến khi tấm lọc trở nên sáng bóng như mới. Cuối cùng, bạn nhớ lau chùi lại tấm lọc bằng nước ấm pha xà phòng để hoàn thiện quá trình làm sạch.
3: Đáy kiềng bếp gas
Là nơi tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ và các loại thức ăn, không khó hiểu khi sau 1 thời gian sử dụng, đáy kiềng bếp gas sẽ tích tụ rất nhiều vết bẩn cứng đầu. Thay vì phải mất công tháo rửa bộ phận này, chị em có thể sử dụng miếng lót kiềng bếp gas như 1 "tấm khiên" ngăn vết bẩn bám vào đáy kiềng. Sau 1 tháng, chị em hãy thay tấm lót mới để duy trì độ sạch của bếp gas.
4: Vách bếp
Tương tự như bề mặt bếp gas, vách bếp cũng là nơi thường xuyên "làm bạn" với các vệt dầu mỡ. Hầu như sau mỗi lần nấu nướng, chị em đều phải lau chùi lại vách bếp để tránh vết bẩn tích tụ, tránh bị ám mùi thức ăn. Một lần lau chùi không quá khó khăn, nhưng nếu thử nhân với 365 ngày thì hóa ra lại tốn thời gian và công sức hơn bạn tưởng.
Thay vì phải lọ mọ lau chùi vách bếp, bạn hãy thử sử dụng giấy dán tường chống dầu, chống nước cho khu vực này xem sao.
5: Tủ bếp
Chị em thường đặt gia vị và các dụng cụ nấu nướng vào tủ bếp để tránh chuột, bọ và bụi bẩn từ bên ngoài, mà không biết những vật dụng này có thể để lại vệt nước đọng, vệt thức ăn hay cặn dầu mỡ trên bề mặt của ngăn tủ. Về lâu dài, ngăn tủ sẽ ám mùi khó chịu hoặc bị ẩm ướt dẫn đến sinh mốc.
Nếu muốn ngăn ngừa tình trạng này mà không cần phải lau dọn tủ bếp thường xuyên, chị em có thể đặt 1 tấm lót chống ẩm lên bề mặt của từng ngăn tủ. Sau 1 thời gian, chị em chỉ cần lấy tấm lót ra, vệ sinh sạch sẽ và đặt lại về chỗ cũ. Tủ bếp sẽ luôn sạch tinh tươm như mới mà thời gian làm sạch được rút ngắn đáng kể.
6: Mặt trong của bồn cầu
Nếu dùng cọ thông thường để vệ sinh mặt trong bồn cầu thì trên thực tế, vết bẩn và vi khuẩn vẫn bám lại trên bề mặt cọ. Mỗi lần cọ là một lần vi khuẩn tiếp tục lây lan ở mặt trong của bồn cầu. Để ngăn ngừa tình trạng này, chị em có thể thay thế cây cọ rửa thông thường bằng cọ dùng 1 lần như dưới đây.
Cọ vệ sinh toilet dùng 1 lần – Giá tham khảo: 56 – 144 nghìn đồng/cái. Đầu bàn chải có thấm sẵn chất tẩy rửa, giúp làm sạch sâu toàn bộ mặt trong của bồn cầu mà không làm hại men. Thiết kế tay cầm cong giúp vệ sinh dễ dàng mọi ngóc ngách. Sau khi sử dụng, bạn có thể vứt đầu bàn chải vào bồn cầu và xả nước vì nó có thể tan trong nước. Ở lần sử dụng tiếp theo, bạn chỉ cần lắp đầu bàn chải mới là được.