5 tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai

T. H (Theo Health),
Chia sẻ

Có thể bạn không biết mình đang phải chịu những tác dụng phụ từ thuốc tránh thai. Chỉ tới khi có những biểu hiện cụ thể phát sinh ra ngoài thì bạn mới chú ý tới.

Biện pháp tránh thai dựa trên tác động tới  hormone thường đi kèm các tác dụng phụ, có thể chỉ là gây một chút khó chịu hoặc cũng có khi quá tệ khiến bạn thấy cơ thể có những thay đổi rõ rệt.

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà chị em dùng thuốc tránh thai thường hay gặp phải nhất:

1. Nhức đầu, chóng mặt, đau thắt vùng ngực

Nếu gặp những hiện tượng như trên, chị em không phải quá lo lắng. Hãy bình tĩnh. Những tác dụng phụ này dường như sẽ tự nhiên biến mất sau một thời gian bạn dùng thuốc.


Theo giáo sư Hilda Hutcherson – Giảng viên Đại học Columbia, New York: “Khi mới dùng biện pháp tránh thai nào đó, cơ thể bạn chưa quen với cơ chế hoạt động của biện pháp này nên có thể gặp một số phản ứng phụ như nhức đầu, chóng mặt hay co thắt vùng ngực. Sau một thời gian, khi cơ thể đã quen với cơ chế này, các tác dụng phụ này sẽ không còn nữa”.

Nếu về lâu dài mà không thấy khá hơn, chị em nên ngưng dùng biện pháp hiện tại và đến khám bác sĩ ngay.

2. Buồn nôn

Cảm giác buồn nôn khi dùng biện pháp tránh thai là rất phổ biến. Phản ứng này cũng sẽ tự biến mất, nhưng có thể sẽ phải sau một vài tháng.


Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai dạng uống, và bạn cảm giác khó chịu, buồn nôn, hãy thử dùng loại thuốc này cùng với thực phẩm xem sao. Có thể mùi vị của các món ăn sẽ làm bạn quên đi cảm giác buồn nôn khi uống thuốc.Còn nếu bạn đặt vòng hoặc dùng miếng vá mà cũng thấy buồn nôn thì tốt nhất bạn nên chuyển sang dùng biện pháp khác.

3. Xuất huyết không ngừng

Theo GS, tiến sĩ Hutcherson thì: “Tôi nghĩ rằng, tác dụng phụ này khiến chị em cảm thấy khó chịu và bực mình hơn cả so với các tác dụng phụ khác. Bởi, nó rất khôn lường.


Cũng theo giáo sư, các biện pháp như uống thuốc tránh thai vào cùng thời điểm trong ngày hoặc biện pháp cấy ghép chỉ có progestin khi niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ hạn chế hơn khả năng chảy máu này. Nhưng mặt khác, có thể bạn sẽ thấy nguyệt san của mình ít đi, hoặc có khi thậm chí còn biến mất hẳn.

Trong những trường hợp thấy có xuất huyết, chị em nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thêm các loại thuốc kháng viêm hoặc bổ sung estrogen.

4. Giảm ham muốn

Nếu khi áp dụng các loại biện pháp tránh thai mà vẫn gặp phải tác dụng phụ là giảm nhu cầu hoặc ham muốn “chuyện ấy”, chị em nên tìm những cách thức thay đổi, cả về “công thức” cho “chuyện ấy” lẫn biện pháp tránh thai đang dùng.


Theo Tiến sĩ Hutcherson, với một vài chị em gặp phải tình trạng như trên, hãy chuyển sang dùng loại thuốc tránh thai có nhiều androgen (giống testosterone), chắc chắn sẽ lấy lại được ham muốn và khắc phục đời sống chăn gối đang nhàm chán của mình.

Còn nếu thay đổi thuốc uống mà không có tác dụng gì, chị em nên đi kiểm tra sức khỏe để có thể chọn biện pháp hoàn toàn khác trước đây nhưng phù hợp với mình hơn.

5. Tính khí thất thường

Nếu bạn chắc chắn rằng, chính các biện pháp tránh thai bạn dùng khiến bạn căng thẳng, tâm lý không ổn định và tính khí thất thường chứ không phải bất kì nguyên nhân nào khác thì tốt nhất bạn nên tìm một phương pháp khác không liên quan đến hormone.


Theo kinh nghiệm của tiến sĩ Hutcherson thì một khi phụ nữ đã gặp trầm cảm với một loại thuốc tránh thai liên quan đến hormone trong cơ thể thì dù có thay đổi sang biện pháp khác vẫn liên quan đến hormone thì cũng không giúp được gì. Vì tất cả các phương pháp nội tiết tố có khả năng gây ra những vấn đề giống nhau.

Do vậy, nếu chị em nào vẫn muốn dùng cá loại thuốc tránh thai, nhưng lại gặp tác dụng phụ như này thì có thể nên dùng thêm thuốc chống trầm cảm để có kết quả tốt đẹp hơn.
Chia sẻ