5 quy tắc dành cho quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn có thể vượt qua mọi việc
Có một quỹ khẩn cấp là điều bắt buộc đối với bất kỳ người trưởng thành nào. Những quy tắc này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng quỹ khẩn cấp luôn ở chế độ sẵn sàng bất cứ khi nào bạn cần.
Quỹ khẩn cấp có thể có nhiều tên gọi, nhưng về cốt lõi, nó là một thứ thiết yếu về mặt kinh tế đối với bất kỳ ai đang tìm kiếm sự ổn định tài chính.
Lauren Anastasio, CFP cho biết: “Khi nghĩ đến quỹ khẩn cấp, chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng bạn sẽ có sẵn tiền mặt dự phòng cho bất kỳ điều gì bất ngờ xảy ra. Cho dù đó là vấn đề đưa bạn từ mức lương này sang mức lương tiếp theo, chuyển từ lối sống bằng mức này sang mức khác, hay điều gì đó quan trọng hơn một chút, như khả năng hỗ trợ bản thân nếu bạn mất việc,...".
Ở một mức độ nào đó, mọi người đều biết rằng điều quan trọng là phải có một khoản tiết kiệm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, những khoản tiết kiệm đó được cất giữ ở đâu và chúng được sử dụng vào mục đích gì là những khía cạnh vẫn chưa rõ ràng lắm. Để giúp giải quyết một số nhầm lẫn, Anastasio đã trả lời các câu hỏi chính về quỹ khẩn cấp.
Trước tiên xin nhắc lại một số điều: Mọi người đều khác nhau và tình hình tài chính cũng theo đó mà khác nhau. Một số người nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính từ gia đình; trong khi một số khác lại đang phải đối mặt với khoản nợ,...
Khi tìm hiểu sâu hơn về tài chính cá nhân, điều quan trọng là phải xem xét mọi thứ trong bối cảnh tình hình tài chính cá nhân của bạn và làm những gì tốt nhất cho bạn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn đang không có quỹ khẩn cấp thì bây giờ là lúc để bạn bắt tay ngay vào việc đó.
Hoặc, nếu gần đây bạn phải dựa vào khoản tiết kiệm khẩn cấp của mình trong vài tháng nhưng hiện đã có nền tảng tài chính tốt hơn, hãy làm những gì có thể để bổ sung số tiền đó trong trường hợp khó khăn lại tiếp tục ập đến.
Hãy đọc tiếp để biết một số quy tắc về quỹ khẩn cấp mà bạn sắp bắt đầu thực hiện.
1. Bạn cần có mục tiêu tiết kiệm để hướng tới
Điều này cũng cần phải cụ thể hoá. Việc tự nhủ rằng bạn chỉ đang cố gắng tiết kiệm tiền là không đủ. Hãy đặt cho mình một mục tiêu tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp của bạn, viết nó ra và tập trung vào mục tiêu đó.
Anastasio cho biết: "Một phần lý do khiến việc có mục tiêu trong đầu khi tiết kiệm rất quan trọng là để đảm bảo rằng, bạn sẽ bám sát được kế hoạch cho dù mục tiêu đó có thể là gì.
“Một khi bạn không biết mình đang cố gắng làm gì bằng cách tiết kiệm, đó là lúc mọi người đi chệch hướng và bắt đầu biện minh cho việc chi tiêu nhiều tiền hơn trong hiện tại - trái ngược với việc đảm bảo rằng số tiền đó sẽ được dành cho một việc cụ thể nào đó" - Anastasio nói thêm.
Mục tiêu tiết kiệm hoặc mục tiêu tài chính - bất kể bạn muốn gọi nó là gì - có thể giúp bạn có động lực và đi đúng hướng. Giống như việc đặt mục tiêu thể lực để chạy đua hoặc nâng một mức tạ nhất định có thể giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn.
Một số ngân hàng hoặc công ty tài chính cung cấp các buổi tư vấn trực tiếp miễn phí với các cố vấn chuyên môn - những người có thể đưa ra hướng dẫn về cách ưu tiên các mục tiêu tiết kiệm. Hãy tận dụng cách này để đơn giản hóa mọi thứ.
2. 3 đến 6 tháng thu nhập vẫn là mức tiêu chuẩn cho 1 quỹ khẩn cấp
Trong nhiều năm nay, quỹ khẩn cấp vẫn được các chuyên gia tài chính khuyên rằng, để xây được quỹ này bạn nên chuyển số tiền tương đương từ 3 đến 6 tháng thu nhập vào tài khoản tiết kiệm, và Anastasio cho biết điều này vẫn đúng.
Cô nói: “Đó là hướng dẫn mặc định trong nhiều năm và tôi nghĩ nó vẫn phù hợp với phần lớn người dân. Hai yếu tố mà tôi luôn khuyến khích mọi người cân nhắc khi cố gắng tìm ra điều gì phù hợp với mình là cách họ xác định trường hợp khẩn cấp và các vấn đề cá nhân đang gặp phải thì để an toàn hơn, mức thu nhập trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng cho 1 quỹ khẩn cấp có thể phù hợp hơn”.
Đây chính là lúc bối cảnh tình hình tài chính của bạn trở nên quan trọng: Hầu hết mọi người có thể tiết kiệm chỉ với số tiền chi tiêu trong 3 đến 6 tháng (tiền thuê nhà hoặc thế chấp, chi phí nuôi ô tô, hóa đơn, hàng tạp hóa, v.v.), nhưng có người lại không thể thực hiện điều này. Nguyên nhân là bởi họ đang là trụ cột kinh tế trong gia đình, người tự kinh doanh hoặc mắc bệnh mãn tính,... Như vậy có thể sẽ tốt hơn nếu họ sở hữu quỹ khẩn cấp lớn hơn.
Anastasio nói: “Cuối cùng, chúng tôi muốn đảm bảo rằng mọi người có đủ tiền để trang trải trong những trường hợp cần thiết và không lường trước được. Nếu ai đó cần nhiều hơn để cảm thấy an toàn hoặc cảm thấy như họ sẽ được bảo vệ thì cũng không sao cả".
Điều đó nói lên rằng, có khoản tiết kiệm vẫn tốt hơn là không có. Nếu bạn không thể xoay xở để tiết kiệm chi phí trong 3 tháng, hãy nhắm tới giá trị của 1 tháng. Và nếu bạn có một quỹ khẩn cấp tốt, hãy cân nhắc việc bổ sung vào quỹ đó để bảo vệ bản thân trước mọi chi phí không lường trước được.
3. Quỹ khẩn cấp phải linh hoạt
Một số người đầu tư tiền tiết kiệm của mình; những người khác lại chọn cất giữ chúng ở yên trong tài khoản ngân hàng. Dù bạn làm gì, hãy nhớ rằng bạn cần giữ số tiền đó có tính thanh khoản: Nếu thảm họa (bị sa thải, bệnh đột ngột, bệnh tật, hỏng xe,...) xảy ra, việc bạn có thể tiếp cận số tiền đó một cách nhanh chóng mà không phải trả phí là điều cực kì cần thiết.
Có thể bạn tiết kiệm được chi phí trong 6 tháng nhưng lại đầu tư 3 tháng - không sao cả, miễn là bạn có thể tiếp cận một lượng tiền mặt lớn khi cần là được. Hãy tính toán cẩn thận hơn 1 chút!
4. Giữ nó trong tài khoản tiết kiệm lãi suất cao
Đúng, quỹ khẩn cấp của bạn phải có tính thanh khoản cao, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ cạn kiệt. Hãy nhớ rằng giá trị của số tiền đó có thể giảm khi lạm phát xảy ra và hãy cân bằng mối quan tâm đó với cách giữ tiền của bạn.
“Chúng tôi luôn khuyến nghị tiền trong quỹ khẩn cấp nên chuyển vào tài khoản tiết kiệm năng suất cao (hoặc một số tài khoản khác) - nơi bạn có thể truy cập rất nhanh để rút tiền mặt sử dụng và lý tưởng nhất là kiếm được càng nhiều tiền lãi càng tốt - nhưng không phải chịu bất kỳ rủi ro nào", Anastasio nói.
Tìm kiếm mức lãi suất cao nhất bạn có thể tìm thấy và thực hiện một số nghiên cứu về các ngân hàng đã từng đưa ra mức lãi suất cao nhất trong lịch sử. Ngay cả khi lãi suất của họ hiện đang giảm, rất có thể một ngày nào đó họ sẽ lại đưa ra mức lãi suất cao đó và tiền của bạn sẽ đem lại khoản lãi ổn định.
5. Hãy nhớ lý do tại sao bạn có quỹ khẩn cấp
Ngay cả khi bạn đã xây dựng thành công quỹ khẩn cấp, việc quên mục đích sử dụng của nó có thể làm hỏng thành công tài chính khó khăn mới kiếm được của bạn.
Anastasio nói: “Tất cả số tiền tiết kiệm đều phục vụ một mục đích hoặc có thể để hoàn thành một mục tiêu. Việc ghi nhớ những mục tiêu đó sẽ giúp mọi người đi đúng hướng trong tương lai".
Trong trường hợp xây dựng quỹ khẩn cấp, mục đích sẽ là giúp bạn duy trì tài chính trong thời kỳ khó khăn. Việc dành số tiền đó vào việc khác - chẳng hạn như một kỳ nghỉ hoặc một đám cưới - có thể khiến bạn rơi vào tình trạng tài chính không ổn định nếu có sự cố nào đó xảy ra. Đi đúng hướng có nghĩa là xác định điều gì tạo nên tình trạng khẩn cấp và bám sát vào mục tiêu ban đầu của mình.
Anastasio nói: “Trường hợp khẩn cấp đối với một người có thể không phải là trường hợp khẩn cấp đối với người khác. Tôi cố gắng nhắc nhở mọi người rằng việc cần tiền để đầu tư kinh doanh không phải là trường hợp khẩn cấp. Việc muốn ra khỏi thành phố vào cuối tuần thường cũng không phải là trường hợp khẩn cấp...".
Cất tiền vào một nơi riêng biệt cho những mục tiêu đã được xác định cụ thể đó là thông minh, nhưng việc đầu tư vào quỹ khẩn cấp đó để trang trải chúng thì không. Hãy trung thực về tình huống khẩn cấp đối với bạn và bạn sẽ có thể an tâm hơn nhờ chính quỹ khẩn cấp của mình trong nhiều năm tới.