4 loại rau củ "đắng ơi là đắng" nhưng chế biến thành món ăn thì ngon miễn chê
Điểm chung của các loại rau củ này có vị đắng đặc trưng, nhưng những món ăn chế biến từ chúng lại có hương vị rất đặc trưng và dễ gây nghiện.
1. Rau đắng
Món rau này có thể xa lạ với người miền Bắc nhưng đã là người miền Nam, đặc biệt là miền Tây, chẳng ai là không biết đến loại rau này. Đúng như cái tên, dù cây chỉ nhỏ bằng que tăm nhưng loại rau này có vị đắng rất đặc trưng nên nếu không biết, chưa chuẩn bị tinh thần, bạn chưa chắc đã ăn được.
thongmnguyen
Thế nhưng với người miền Tây, rau đắng là một phần không thể thiếu của ẩm thực nơi đây. Chúng được dùng để nấu cá, nhúng lẩu, nấu canh, cho ra những món ngon vô cùng khó quên. Một trong những món ăn ngon nổi tiếng từ rau đắng là cháo cá lóc rau đắng. Người đã nếm món này cho rằng cháo cá lóc rau đắng có cái ngọt, bùi, nhẫn đắng, thêm chút cay của tiêu, ớt thì ngon tuyệt cú mèo.
blackcoffee149
gandhuynh2204
tinytruc_art
2. Măng đắng
Măng vốn là nguyên liệu quen thuộc của người dân mọi vùng, mọi miền. Với độ giòn, ngọt nhẹ đặc trưng, món này có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món từ luộc, xào, nấu canh... đều ngon cả. Nhưng măng đắng thì ngược lại, bản chất của loại măng này vốn rất đắng và khi chế biến món ăn nó vị đắng gần như vẫn còn nguyên nên không phải là món dễ ăn với nhiều người.
vananhcapucino
Tuy vậy với những người ăn được, măng đắng có cái ngon riêng, họ cho rằng, măng đắng có cái bùi, ngọt hậu khá thú vị. Măng đắng là loại cây phổ biến và quen thuộc ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc. Cách chế biến phổ biến nhất của món này là luộc lên, chấm cùng mắc khén.
coi940711
trangtreg
3. Lá đắng
Ngoài măng đắng, người Tây Bắc còn có một món đắng đặc sản khác, đó là lá đắng. Lá đắng hay còn gọi là cây vị mật, thân nhỏ, dạng dây leo, mọc thành từng bụi ở khe suối hay vách núi. Loại lá này hay được người đồng bào Mông, Tày, Dao vùng Tây Bắc dùng để nấu canh.
Dù bản chất lá là đắng nhưng khi nấu thành canh, qua cái đắng ban đầu, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đặc trưng của loại cây núi rừng. Cây lá đắng còn được cây vị mật, ngoài tác dụng nấu canh còn có thể dùng làm thuốc để giải cảm, giải rượu...
4. Cà đắng
Nói đến cà đắng, hẳn người ta sẽ nhớ ngay đến người dân Ê đê. Quả thực từ lâu cà đắng đã trở thành một phần không thể tách rời của ẩm thực của người dân nơi đây. Quả cà đắng giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng.
dhungcafe
Cách chế biến cà đắng rất đa dạng, có thể muối, nướng hoặc nấu với các loại thủy sản, thịt... Lúc đầu, vị đắng của cà có thể làm bạn khó chịu, nhưng bù lại, hương thơm và vị bùi lại có sức níu kéo vị giác rất mạnh. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt còn dư đọng lại nơi đầu lưỡi của món ăn này.
Ảnh: Tiền Phong