4 cách để trở thành “hot girl” công sở
Không cần phải có ngoại hình long lanh, bạn vẫn có thể trở thành một “hot girl” công sở được nhiều đồng nghiệp yêu quý, ngưỡng mộ bằng 4 cách sau đây.
Tỏ ra tốt bụng
Bạn hãy nhớ kỹ quy tắc: “Gieo nhân nào gặp quả ấy”. Bạn chỉ được đồng nghiệp yêu mến nếu bạn đối xử tốt với họ. Nếu bạn luôn giữ bộ mặt lạnh lùng, hiếm khi nở nụ cười. Vậy đừng mong nhận được sự tôn trọng, quý mến của đồng nghiệp.
Thân thiện và cởi mở sẽ giúp bạn trở thành "hot girl" công sở được nhiều người yêu mến - (Ảnh minh họa)
Bạn nên đối xử cởi mở với tất cả mọi người và cố gắng hòa đồng vào tập thể. Hãy là một cô gái ngọt ngào, tươi vui và chan hòa. Đừng soi mói, chấp nhặt những tật xấu và quá khứ không tốt đẹp của người khác. Bạn nên thể hiện lòng tốt và sự bao dung. Điều đó sẽ giúp làm đẹp hơn hình ảnh của bạn trong mắt mọi người
Chủ động và sáng tạo
Bạn luôn khép mình tại công sở, chỉ biết hoàn thành công việc sếp giao theo lối mòn, chẳng bàn bạc, trò chuyện cùng ai, hết giờ thì về nhà. Bạn không bao giờ sáng tạo và nỗ lực hơn nữa trong công việc. Nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ là một người mờ nhạt và không gây được sự chú ý.
Bạn nên nỗ lực hết mình, đưa ra những sáng kiến mới với sếp của bạn. Ngoài ra, việc tình nguyện giúp đỡ đồng nghiệp cũng giúp bạn học hỏi được thêm nhiều điều và gây được ấn tượng tốt. Chẳng có ai không thích một cô gái chăm chỉ, nhanh nhẹn, năng động và cầu tiến.
Nếu thông tin bạn được cung cấp chưa đủ để bạn hoàn thành công việc, hãy tham khảo ý kiến của sếp, đồng nghiệp và cố gắng phấn đấu. Đừng ngồi ì một chỗ há miệng chờ sung. Không ai thích làm việc với một kẻ ăn sẵn cả.
Hãy luôn chủ động và sáng tạo trong công việc - (Ảnh minh họa)
Tôn trọng sếp
Sếp thường là những người sớm nắng chiều mưa. Họ dùng những phương pháp khác nhau để truyền cảm hứng và quản lý nhân viên. Có lúc họ nghiêm khắc, nhưng có lúc lại rất hiền. Đôi khi, sếp của bạn rất khó tính nhưng có khi lại đối xử với nhân viên như thể cùng một cấp bậc.
Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, họ là người giám sát, là cấp trên của bạn. Đừng bao giờ nói xấu họ với đồng nghiệp khác dù cho bạn không vừa ý với hành vi của họ.
Nếu có nhu cầu gì cần phải nói với sếp, hãy gặp riêng và nói thẳng thắn. Đừng ngại ngùng vì hành vi “vận động hành lang” này. Đây không phải là nịnh bợ, mà là thương thảo, và bạn sẽ gây được nhiều ấn tượng hơn với sếp.
Cạnh tranh lành mạnh
Hãy cạnh tranh lành mạnh thay vì tung chiêu trò ám hại đồng nghiệp - (Ảnh minh họa)
Môi trường làm việc ở công ty bạn thế nào? Đó là một bãi chiến trường khốc liệt và đồng nghiệp đều là kẻ thù của bạn? Hay là ngôi nhà thứ hai và đồng nghiệp giống như người thân của bạn?
Cạnh tranh là một điều tốt. Tuy nhiên, tham vọng quá mức có thể phá vỡ quan hệ tốt đẹp của bạn và đồng nghiệp. Hãy cạnh tranh lành mạnh thay vì làm một cô nàng xấu tính đâm sau lưng đồng nghiệp.
Luôn nhớ rằng bạn và đồng nghiệp là một đội, một tập thể và điều tốt nhất là tất cả cùng tiến lên phía trước. Đừng mải cạnh tranh, phấn đấu cho một mình mình mà tung chiêu trò hại đồng nghiệp, dìm hàng người khác. Cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp bạn tạo được dấu ấn nơi công sở.
Một ngày "bận rộn" của nàng mỹ nhân mặt bự phấn chốn công sở