35 tuổi, tôi mua 1 loại lá khô có giá rẻ bèo ngoài chợ, pha vào nước uống hàng ngày: Chứng kiến sự thay đổi bất ngờ của cơ thể
Được bạn bè giới thiệu, người phụ nữ 35 tuổi đã chăm chỉ ngâm loại “đồ khô” này vào nước uống mỗi ngày, rồi chứng kiến sự thay đổi liên tục của cơ thể.
Bồ công anh, còn được gọi là hoa bồ công anh, là một loại cây hoang dã phổ biến và là một loại thuốc thảo dược truyền thống được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học cổ truyền Trung Quốc.
Bồ công anh rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người ngâm bồ công anh khô vào trong nước để uống và tin rằng nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực, lợi tiểu và giảm sưng tấy, v.v. Lợi ích thực sự của thức uống này là gì?
Một phụ nữ 35 tuổi ở Trung Quốc thường uống nước bồ công anh, cơ thể thay đổi thế nào?
Cô Li, một phụ nữ 35 tuổi đến từ Thượng Hải, Trung Quốc, thường xuyên bị mất ngủ và nóng trong người. Theo thời gian, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt khi phải đối mặt với áp lực kép giữa cuộc sống và công việc. Có nhiều thời điểm, cổ họng cô sưng tấy và đau đớn đến mức không thể nói chuyện, ăn uống bình thường.
Trong một lần tình cờ trò chuyện với bạn bè, cô Li được biết bồ công anh ngâm nước có tác dụng giảm viêm nên đã mua rất nhiều bồ công anh khô, chăm chỉ ngâm vào nước uống mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Sau một thời gian, triệu chứng nóng trong của cô Li đã thuyên giảm, cô nhận ra lợi ích của việc uống nước bồ công anh đối với cơ thể nên đã tăng lượng uống hàng ngày từ hai hoặc ba cốc lên hơn mười cốc.
Nhưng thời gian trôi qua, cô bắt đầu gặp những triệu chứng khó chịu như đau bụng và tiêu chảy. Sau khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện nguyên nhân chính là do uống nhiều nước bồ công anh trong thời gian dài khiến khí lạnh tích tụ trong cơ thể, làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Cuối cùng, cô Li được khuyến nghị giảm lượng bồ công anh sử dụng mỗi ngày. Cô quay lại với liều lượng từ 1 cốc/ngày để đảm bảo cơ thể được thanh nhiệt, giải độc. Từ đó, cô ít gặp triệu chứng nóng trong người như trước kia. Cơ thể trở nên khỏe khoắn, tinh thần cũng thoải mái hơn nên cô Li luôn cảm thấy như "trẻ ra" nhiều tuổi.
Bồ công anh có lợi ích như thế nào với sức khỏe?
1. Thanh nhiệt, lợi tiểu
Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, góp phần ức chế nhất định đối với Staphylococcus aureus, Streptococcus tan máu, Streptococcus albicans, Escherichia coli, v.v. Có thể cải thiện hiệu quả viêm niệu đạo, viêm bàng quang và những căn bệnh khác liên quan.
2. Kháng khuẩn và chống viêm
Bồ công anh chứa rất nhiều thành phần kháng khuẩn, có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn như Diplococcus pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Shigella dysenteriae, trực khuẩn thương hàn, viêm màng não, làm giảm nguy cơ bị các vi khuẩn này xâm nhập và nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
3. Giúp làn da khỏe đẹp, tái tạo nhanh
Lá bồ công anh rất giàu nguyên tố vi lượng, vitamin và carbohydrate, có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, uống trà bồ công anh với mức độ vừa phải có thể cải thiện bệnh chàm, viêm da và các vấn đề khác, đồng thời có thể giúp loại bỏ tàn nhang và đạt được mục đích làm đẹp.
4. Cải thiện vết loét miệng
Một số người bị loét miệng quanh năm và cho đến nay vẫn chưa tìm ra cách chữa trị triệt để. Họ có thể thúc đẩy quá trình lành vết loét và giảm bớt cơn đau do vết loét gây ra bằng cách uống nước bồ công anh. Vì bồ công anh có tác dụng rõ ràng trong việc loại bỏ liên cầu khuẩn trong khoang miệng, kết hợp với tác dụng chống viêm và khử trùng.
5. Giảm cholesterol
Một số nghiên cứu cho thấy bồ công anh có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này có thể liên quan đến một số hợp chất có trong nó, chẳng hạn như phytosterol.
Bồ công anh tuy tốt nhưng khi sử dụng, bạn nên chú ý 3 điều sau
1. Không sử dụng bừa bãi
Uống nước bồ công anh một cách mù quáng có thể gây tổn hại cho cơ thể, nhất là với những người mắc bệnh nội nhiệt, có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy khi dùng bồ công anh bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia.
Ảnh minh họa: Internet
2. Không sử dụng nồi sắt hoặc nồi nhôm khi đun nước bồ công anh
Khi đun nước bồ công anh, bạn cần dùng nồi inox hoặc nồi thủy tinh, tránh dùng nồi sắt hoặc nồi nhôm vì nồi sắt, nhôm có thể phản ứng với các thành phần trong đó, làm ảnh hưởng đến công dụng của nước bồ công anh.
3. Uống nước bồ công anh điều độ, vừa phải
Chỉ nên uống nước bồ công anh thông thường mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 250-500ml. Uống quá nhiều dễ gây khô miệng, khát nước và các triệu chứng khó chịu khác, thậm chí gây gánh nặng cho thận. Khi uống nước bồ công anh phải tuân thủ nguyên tắc có chừng mực, không nên quá mức.
Tóm lại uống nước bồ công anh có rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng cái gì cũng có hai mặt, nếu uống sai cách có thể gây hại cho cơ thể, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cơ thể được chăm sóc đúng cách, ngày càng khỏe mạnh hơn.
*Nguồn: Sohu