3 phần của con lợn tuy ngon nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, nên ăn càng ít càng tốt

TIỂU PHƯƠNG,
Chia sẻ

Ăn thịt lợn có thực sự dễ mắc bệnh ung thư?

Theo Sohu, hàng năm ở Trung Quốc có 4,57 triệu ca mắc ung thư mới, chiếm 23,7% tổng số ca ung thư mới trên thế giới và 3 triệu ca tử vong do ung thư chiếm khoảng 1/3 số ca tử vong do ung thư toàn cầu. Có tin đồn cho rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Trung Quốc tăng cao là do tiêu thụ quá nhiều thịt lợn. Ở mỗi hộ gia đình, sản phẩm thịt tiêu thụ chủ yếu thường là thịt lợn. 

Vậy rốt cuộc ăn thịt lợn nhiều có thực sự dễ mắc ung thư hay không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp thịt đỏ vào nhóm chất gây ung thư loại 2a và thịt lợn là một loại thịt đỏ điển hình. Nếu ăn thịt đỏ liên tục trong thời gian dài sẽ dễ gây ra ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân chủ yếu là do thịt đỏ rất giàu sợi cơ dày và có hàm lượng chất béo cao nên ăn thịt đỏ nhiều sẽ gây tổn thương đại trực tràng.

Các chuyên gia y tế Âu Mỹ đã tiến hành điều tra đặc biệt và công bố kết quả thực nghiệm trên các tạp chí y khoa, những người ăn đạm động vật trong thời gian dài có tuổi thọ ngắn hơn những người ăn đạm thực vật, và họ thậm chí còn dễ mắc bệnh ung thư hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao ở Trung Quốc là do ăn quá nhiều thịt lợn: 3 phần lợn nên ăn càng ít càng tốt - Ảnh 1.

Nhưng ung thư không phải do ăn quá nhiều thịt đỏ mà chính loại thịt lợn không lành mạnh mới dẫn đến ung thư. Nói cách khác, ăn quá nhiều thịt đỏ không phải là nguyên nhân làm gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư. Việc ăn thịt điều độ, đủ số lượng mà cơ thể cần là có lợi cho sức khỏe con người, nhưng nếu ăn sai cách cũng sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể.

Trong phân tích cuối cùng, yếu tố gây ung thư không phải là thịt lợn, mà là chế độ ăn uống không cân bằng do phương pháp nấu nướng hoặc chế biến không lành mạnh.

3 phần của con lợn nên hạn chế ăn thường xuyên

1. Gan lợn

Giá trị dinh dưỡng của gan lợn rất cao, nhưng gan là cơ quan giải độc của lợn nên sẽ có nhiều chất độc trong máu và mật, có thể ẩn náu cả ký sinh trùng. Nếu không được xử lý đúng cách trong quá trình nấu nướng thì gan lợn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, ăn quá nhiều gan lợn không những không tốt cho gan mà sẽ dẫn đến tình trạng hấp thụ quá nhiều cholesterol vào cơ thể.

Vậy nên, khi mua gan lợn về thì bạn nên rửa sạch nhiều lần và ngâm nước từ 1 đến 2 tiếng để loại bỏ hết máu và mật trong xoang gan, ống gan. Hoặc bạn có thể thái thành lát mỏng, bóp muối rồi rửa sạch.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao ở Trung Quốc là do ăn quá nhiều thịt lợn: 3 phần lợn nên ăn càng ít càng tốt - Ảnh 2.

2. Phổi lợn

Nhiều người tin rằng ăn phổi lợn cũng có thể bổ phổi. Hơn nữa, phổi lợn chiên xào còn là món nhậu rất ngon cho những buổi tụ tập. Tuy nhiên, phổi là cơ quan hô hấp chính của cơ thể lợn và thường là nơi chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.

Do lợn sống trong môi trường tối tăm, ẩm ướt lâu ngày nên trong phổi có rất nhiều chất độc hại hoặc vi khuẩn ký sinh. Nếu phổi lợn không được xử lý triệt để thì một lượng lớn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn bảo vệ sức khỏe thì bạn nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao ở Trung Quốc là do ăn quá nhiều thịt lợn: 3 phần lợn nên ăn càng ít càng tốt - Ảnh 3.

3. Ruột già lợn (lòng lợn)

Nhiều người khi đi ăn ngoài thường gọi ruột già lợn, trên thực tế ruột già cũng là một bộ phận rất được ưa chuộng của con lợn. Cho dù là xào hay chế biến nhiều cách khác thì nó đều rất phù hợp với khẩu vị của đa số người. Bộ phận này tuy ngon nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Lượng cholesterol và chất béo có thể chứa nhiều nhất trong ruột già lợn nên bệnh nhân cao huyết áp và mỡ máu cao cần chủ động tránh loại thực phẩm này.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao ở Trung Quốc là do ăn quá nhiều thịt lợn: 3 phần lợn nên ăn càng ít càng tốt - Ảnh 4.

Chia sẻ