5 thói quen xấu dễ gây nổi hạch ở ngực, phần lớn liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt
Hầu hết các nốt sần ở ngực sẽ không phát triển thành ung thư vú nên không cần quá hoảng loạn và lo lắng.
Nốt sần ở ngực là một bệnh lý trên ngực tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh tập trung cao ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phần lớn người bệnh thường không có cảm giác đau hoặc khó chịu rõ ràng, chỉ đến khi đi khám sức khỏe tình cờ mới vô tình phát hiện mình có nốt sần trên ngực.
Nhiều cô gái cũng khá hoang mang không biết rõ việc bị nổi hạch ở ngực như vậy là do yếu tố di truyền hay đến từ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Thực tế, có một vài thói quen lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà phái nữ nên thay đổi càng sớm càng tốt.
1. Thức khuya thường xuyên
Nhịp sống và áp lực công việc hiện đại tương đối cao nên thức khuya đã trở thành thói quen phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, tác hại của việc thức khuya trong thời gian dài đối với sức khỏe là chuyện không thể xem thường. Đặc biệt, nữ giới thức khuya thường xuyên còn có nguy cơ bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết estrogen. Yếu tố này cũng có mối liên quan mật thiết đến các nốt sần ở ngực, nồng độ estrogen càng cao thì nguy cơ bị nổi hạch ở ngực và mắc các bệnh khác cũng cao hơn.
2. Nằm ngủ sai tư thế
Một số người thường có thói quen nằm sấp khi ngủ mà không nghĩ rằng đây là hành động có thể ảnh hưởng xấu tới vòng 1. Giấc ngủ chiếm tới 1/3 cuộc đời của mỗi người, nếu ngủ trong tư thế nằm sấp suốt thời gian dài sẽ dễ gây ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu, từ đó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú chứ không chỉ gián tiếp dẫn đến tình trạng nổi hạch ở vòng 1.
3. Bị căng thẳng, áp lực trong thời gian dài
Tinh thần căng thẳng quá mức trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng hormone tiết ra ở phái nữ, dẫn đến rối loạn nội tiết và làm tăng nguy cơ nổi hạch ở vú. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh lại tâm lý và thói quen sinh hoạt hàng ngày, kết hợp với việc đi khám định kỳ hàng năm là không còn nguy cơ gặp phải vấn đề này.
4. Hút thuốc
Tác hại của việc hút thuốc lá đối với phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến làn da và phổi. Hút thuốc lá trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể, không chỉ dễ làm tăng nguy cơ nổi hạch ở vú mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở vòng 1.
Tất nhiên, bên cạnh việc hút thuốc, việc ngửi phải khói thuốc thụ động cũng nguy hại không kém.
5. Thích ăn thịt và thực phẩm nhiều calo
Thích ăn thịt không có gì sai, nhưng ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, cừu là không tốt. Ăn quá nhiều trong thời gian dài còn có thể làm tăng nguy cơ nổi hạch ở vú. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ cao hơn so với thịt gia cầm và cá. Khi bạn hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng tiết estrogen, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở vòng 1 như nổi hạch ở vú.
Và thực phẩm có hàm lượng calo cao cần được kiểm soát, bởi vì người ta cho rằng chế độ ăn uống quá nhiều calo dễ dẫn đến béo phì, mô mỡ tăng lên sẽ khiến nồng độ estrogen tăng cao, không có lợi cho sức khỏe của bộ ngực.