3 nhóm bệnh có nguy cơ di truyền cao
Nếu bạn biết mình có nguy cơ mắc những bệnh di truyền từ bố mẹ thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn bệnh phát triển hiệu quả hơn.
Với sự ra đời của khoa học công nghệ hiện đại, cuộc sống và sức khỏe của chúng ta được cải thiện hơn. Con người cũng được dự đoán những mối đe dọa sức khỏe tốt hơn với sự trợ giúp của kiểm tra di truyền. Khoa học đã chứng minh nếu cha mẹ có một số bệnh nào đó thì con cái của họ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh này.
Nếu bạn biết những mối đe dọa sức khỏe của mình trong tương lai thì sẽ dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn bệnh phát triển hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số bệnh di truyền bạn cần biết và đề phòng nếu mình có nguy cơ có thể mắc bệnh nào trong số những bệnh này.
Bệnh ung thư
Nguyên nhân của khoảng 33% ung thư trên người ngày nay đã được biết và các yếu tố môi trường được cho là giữ vai trò quan trọng ở phần lớn bệnh ung thư.
Ung thư là một sự tăng trưởng tế bào ác tính gây ra bởi sự phân chia tế bào bất thường hoặc không kiểm soát được. Bệnh có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là nếu không được điều trị. Một số dạng ung thư hiện nay có tính di truyền như ung thư vú, ung thư phổi hoặc ung thư tuyến tiền liệt...
Ung thư vú
Những người bị ung thư vú thường có một tập hợp các gen đột biến, được gọi là gen BRCA. Những người có xét nghiệm ADN kết quả cho thấy rằng họ có nhiều khả năng phát triển ung thư vú thì nên tiến hành kiểm tra vú thường xuyên ngay từ khi còn trẻ.
Mặc dù nó không thể loại bỏ hoàn toàn loại ung thư vú nhưng nếu phát hiện sớm sẽ giúp bạn biết điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống... để giảm thiểu mức độ bệnh và sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Nếu bạn hút thuốc và uống rượu, hãy từ bỏ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên thể dục phù hợp sức khỏe. Ngay từ ở giai đoạn đầu, nếu có biện pháp phòng ngừa thích hợp, rủi ro phát bệnh của bạn sẽ giảm đáng kể.
Ung thư tuyến tiền liệt
Kiểm tra sức khỏe di truyền có thể dự đoán nếu bạn có cơ hội cao phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải đánh giá lại chế độ ăn uống của bạn và tránh các loại thực phẩm có lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao và các sản phẩm từ sữa...
Béo phì cũng liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt, do đó, để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các quý ông, đặc biệt là những người mang gen ung thư tuyến tiền liệt trong người, càng cần phải duy trì trọng lượng ổn định, tránh tăng cân quá nhiều.
Ảnh minh họa
Bệnh ở hệ miễn dịch
Mặc dù không phải là bệnh ung thư nhưng các bệnh ở hệ miễn dịch cũng có khả năng di truyền và có thể xác định thông qua xét nghiệm DNA. Một số bệnh gây cản trở cho hệ thống miễn dịch phổ biến thường là do gen quyết định, ví dụ như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh ở tuyến giáp. Các bệnh ở tuyến giáp còn có thể dẫn đến khó thở trong, các vấn đề thị giác và thậm chí là một cơn đau tim.
Khoảng 50% số bệnh nhân này có suy giảm miễn dịch liên kết nhiễm sắc thể giới tính và một nửa còn lại được di truyền trên nhiễm sắc thể thường.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, với những người có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường thì nên cẩn trọng hơn vì rất có thể họ cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường phát triển, những người có tiền sử gia đình nên biết chú ý hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động của mình.
Cắt giảm lượng đường, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần, duy trì cân nặng ổn định cũng là những cách để giữ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển.
Ngoài tác dụng phát hiện các bệnh ung thư, bệnh ở hệ miễn dịch, kiểm tra di truyền còn được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu, bệnh béo phì và các bệnh tim mạch... Bệnh di truyền chủ yếu gây ra do sự thay đổi hoặc đột biến trong gen của một người. Những bất thường về gen có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cụ thể.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh đều có thể được xác định một cách tích cực thông qua các xét nghiệm di truyền. Dù sao đi nữa, nếu nghi ngờ mình có thể có nguy cơ mắc bệnh nào đó do trong gia đình mình có người đã gặp phải thì bạn cũng cần hết sức cẩn trọng, nên đi khám thường xuyên hoặc khi thấy có những dấu hiệu lạ trong cơ thể.