3 điều tuyệt đối phải tránh khi bảo quản và chế biến khoai tây kẻo rước bệnh vào người!

M. Trang,
Chia sẻ

Chị em nhớ: Nhất định phải tránh 3 sai lầm này khi bảo quản và chế biến khoai tây nha.

Khoai tây chắc chắn là nguyên liệu không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi. Tuy nhiên, để không vô tình rước bệnh vào người, chị em nhất định phải tránh 3 sai lầm sau đây khi bảo quản và chế biến khoai tây.

1. Tuyệt đối không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

Những loại thực phẩm thông thường sẽ đảm bảo chất lượng khi bạn lưu trữ trong tủ lạnh nhưng khoai tây thì không. Trong điều kiện nhiệt độ của tủ lạnh, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển hóa thành đường. Và khoai tây lại thường được chế biến theo kiểu rán và nướng, lúc đó lượng đường này sẽ kết hợp với các acid amin trong khoai tây và tạo ra một chất hóa học rất độc hại có tên là Acrylamide.

3 điều tuyệt đối phải tránh khi bảo quản và chế biến khoai tây kẻo rước bệnh vào người! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Acrylamide là một chất hóa học thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, thuốc nhuộm. Đặc biệt, chất này cũng được tìm thấy trong khói thuốc lá. Chính vì thế, nguy cơ bị ung thư khi tiếp xúc với hợp chất Acrylamide là rất cao. Đây chính là lý do vì sao bạn tuyệt đối không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh.

Để bảo quản khoai tây, bạn nên để khoai ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng quá mạnh.

2. Tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm

Nhiều người nghĩ rằng khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được nên khoai tây... cũng vậy. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm!

3 điều tuyệt đối phải tránh khi bảo quản và chế biến khoai tây kẻo rước bệnh vào người! - Ảnh 2.

Tuyệt đối không nên ăn khoai tây đã mọc mầm

Khi đã mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid có trong khoai tây sẽ tăng lên. Ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. 

3. Không nên nạo hết vỏ khoai tây trước khi chế biến

Jack Lee - Một đầu bếp người Việt gốc Hoa từng nấu ăn cho nhiều ngôi sao nổi tiếng Hollywood cho biết việc nạo hết vỏ khoai tây là rất lãng phí vì vỏ khoai cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị, như carbohydrate, protein, vitamin C, B6, kali, sắt, magiê và kẽm, chất xơ.

3 điều tuyệt đối phải tránh khi bảo quản và chế biến khoai tây kẻo rước bệnh vào người! - Ảnh 3.

Jack Lee

Chính vì vậy, nếu muốn tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ khoai. Dịch chiết từ vỏ khoai tây còn có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng.

Bạn chỉ cần ngâm và rửa khoai thật kỹ để loại bỏ hết bùn đất và chất bẩn bám trên vỏ khoai trước khi chế biến là được.

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ biết thêm những điều cần tránh khi bảo quản và chế biến khoai tây để vừa có món ăn ngon, vừa đảm bảo sức khỏe!

Chia sẻ