3 sai lầm phổ biến khi bảo quản và chế biến khoai lang: Điều số 2 khiến khoai mất hết chất!

M. Trang,
Chia sẻ

Chị em có mắc phải sai lầm nào trong 3 điều dưới đây không?

Chúng ta vừa trải qua một đợt giải cứu khoai lang vàng lẫn khoai lang tím. Không ít người đã mua 5-10kg khoai trong 1 lần. Mua nhiều khoai như vậy mà không biết cách bảo quản và chế biến thì rất có thể các món khoai của bạn vừa kém ngon, vừa mất chất dinh dưỡng đấy.

3 sai lầm phổ biến khi bảo quản và chế biến khoai lang mà nhiều chị em mắc phải: Điều số 1 khiến khoai mất hết chất! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Và sau đây là 3 sai lầm phổ biến trong quá trình bảo quản và chế biến khoai mà nhiều người thường không nhận ra. Cùng xem xem bạn có vô tình mắc phải sai lầm nào không nhé!

1. Bảo quản khoai lang trong tủ lạnh

Để khoai lang trong tủ lạnh sẽ làm thay đổi cấu trúc tế bào của khoai lang và khiến lõi khoai trở nên cứng hơn (ngay cả sau khi khoai lang đã được nấu chín). Cách tốt nhất để bảo quản khoai lang là để ở nơi tối, mát mẻ. Nhờ đó khoai lang khi nấu sẽ mềm và ngọt hơn.

2. Rửa khoai với nước khi chưa chế biến ngay

Chúng ta cần phải rửa sạch khoai trước khi nấu hoặc cắt khoai lang. Khoai lang mọc dưới đất nên vỏ khoai lang có rất nhiều cát đất. Nếu không chà rửa khoai lang sạch sẽ, trong thức ăn sẽ có sạn, đất cát.

3 sai lầm phổ biến khi bảo quản và chế biến khoai lang: Điều số 2 khiến khoai mất hết chất! - Ảnh 2.

Tuy nhiên, bạn không nên rửa khoai ngay sau khi mua về. Hãy rửa sạch khoai ngay trước khi chế biến vì nếu để khoai tiếp xúc với nước mà không thao tác nấu ngay, khoai có thể sẽ nảy mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên vẫn có thể chế biến bình thường. Nhưng trước khi sử dụng, hãy gọt bỏ đi phần mọc mầm rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 30 phút để làm tan một số chất không có lợi.

Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị của chúng cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

3. Không chọc lỗ trên thân khoai khi nướng

Nướng khoai lang trong lò có thể tích tụ áp suất bên trong. Khoai sẽ nổ khi áp suất đủ lớn. Dùng nĩa chọc vào các lỗ nhỏ trên khoai lang sẽ giúp hơi nước bên trong khoai lang thoát ra ngoài và không tích tụ áp suất bên trong.

3 sai lầm phổ biến khi bảo quản và chế biến khoai lang mà nhiều chị em mắc phải: Điều số 1 khiến khoai mất hết chất! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nên ăn khoai lang vàng hay khoai lang tím?

Khoai lang vàng và khoai lang tím đều là hai loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi loại lại có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

1. Khoai lang tím chứa nhiều protein hơn khoai lang vàng

Các nghiên cứu cho thấy: 100gr khoai lang tím chứa 1.59gr protein, trong khi đó, 100gr khoai lang vàng chỉ chứa 1.26gr protein. Chính vì thế, khoai lang tím là thực phẩm thích hợp với những người cần bổ sung nhiều protein.

2. Hàm lượng khoáng chất khác nhau

100gr khoai lang tím có chứa 45.2mg canxi (gấp 1.28 lần so với khoai lang vàng), 1,7gr sắt (gấp 1.42 lần so với khoai lang vàng) và 23.8g magie (gấp 1.63 lần khoai lang vàng).

Tuy nhiên, khoai lang vàng lại có hàm lượng vitamin C cao hơn khoai lang tím. Cụ thể, trong 100gr khoai lang vàng chứa tới 10.96mg vitamin C, trong khi đó, khoai lang tím chỉ chứa 5.96mg.

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có những cách bảo quản và chế biến khoai lang "chuẩn đét" để thưởng thức món ăn từ nguyên liệu vô cùng quen thuộc và healthy này.

Chia sẻ