3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" chỉ chăm chăm lợi dụng nhân viên

Old Fashioned,
Chia sẻ

Khác với sếp tử tế luôn biết cách trọng dụng người tài, sếp tiểu nhân chỉ biết lợi dụng luôn tìm cách cản trở con đường thăng tiến của nhân viên, nhằm bảo toàn vị trí mà mình đang ngồi.

Người làm công sở lâu năm nào cũng biết, một người được ngồi vào vị trí sếp không hẳn lúc nào cũng là người tài và không hẳn lúc nào cũng tử tế đối với nhân viên. Đôi khi xui rủi, gặp phải “ca khó”, anh chị em công sở bước vào văn phòng như bước qua cánh cửa quỷ môn quan, bị sếp tồi lợi dụng vắt kiệt sức lao động đến mức mịt mù tương lai sự nghiệp.

Vậy nên, để tránh lâm vào tình cảnh như trên hoặc sớm bứt ra khỏi nếu kém may mắn “có được” vị sếp tồi chỉ biết ngồi chỉ tay năm ngón, dân công sở nên học thuộc lòng một số bí kíp nhận diện như sau:

3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" suốt ngày chỉ biết lợi dụng nhân viên, dân công sở nên thuộc nằm lòng - Ảnh 1.

Sếp lợi dụng luôn tìm cách nhốt tù nhân viên trong bóng tối, có sự cố liền đùn đẩy trách nhiệm

Khác với sếp tử tế luôn biết cách trọng dụng người tài, sếp lợi dụng luôn tìm cách cản trở con đường thăng tiến của nhân viên, nhằm bảo toàn vị trí mà mình đang ngồi. Nói trắng ra, đây là kiểu sếp “tiểu nhân hết phần thiên hạ”.

Chẳng hạn như trong các dự án quan trọng của công ty, những vị sếp này hoặc là đá nhân viên ra khỏi (dù cho có tài giỏi đến cỡ nào đi chăng nữa), hoặc là cho nhân viên tham gia, đến khi thành quả rạng rỡ lại… cướp công, báo cáo với cấp trên như thể đây là của mỗi mình ta.

3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" suốt ngày chỉ biết lợi dụng nhân viên, dân công sở nên thuộc nằm lòng - Ảnh 2.

Thậm chí, kiểu sếp lợi dụng còn dè chừng nhân viên từng ly từng tí, thấy nhân viên thường xuyên nói chuyện với sếp cao hơn mình thì liền lập tức ngăn cản, nghe nhân viên có những ý tưởng đột phá trong công việc liền phản bác,... Tóm lại, tiểu nhân thì luôn sợ người tài vượt mặt mình nên muôn đời chấp nhận đóng vai phản diện.

“Hài hước” hơn, lắm lúc vì sợ quá mất khôn, tham lam sinh dại dột, sếp không cho nhân viên làm các việc quan trọng, giành phần để tự mình làm. Nhưng như đã nói từ đầu, sếp tiểu nhân không hẳn lúc nào cũng tài giỏi, cứ thế mà làm đổ bể bao việc, thành quả kém bị ban lãnh đạo mắng cho một trận muốn khóc luôn trong phòng họp.

3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" suốt ngày chỉ biết lợi dụng nhân viên, dân công sở nên thuộc nằm lòng - Ảnh 3.

Lúc này đây, tiểu nhân vẫn hoàn tiểu nhân, sếp lợi dụng sẽ lập tức bật chế độ né đòn, toàn bộ trách nhiệm đẩy hết cho nhân viên, hậu quả để nhân viên gánh và ta trở thành người vô tội. Ôi, diễn xuất sao mà tài năng!

Sếp lợi dụng luôn bắt nhân viên lao động miệt mài nhưng đóng mãi cánh cửa thăng tiến

Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của kiểu sếp tồi, chỉ biết suốt ngày lợi dụng và đàn áp nhân viên. Bắt nhân viên lao động miệt mài, tăng ca cũng bắt mà việc nặng, việc khó đều giao, năm này qua tháng nọ nhưng mãi một hình thức khen thưởng chẳng thấy đâu.

3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" suốt ngày chỉ biết lợi dụng nhân viên, dân công sở nên thuộc nằm lòng - Ảnh 4.

Vẫn là vì nỗi sợ, một kẻ hèn kém luôn thích được ở “cơ trên” người tài, họ nghĩ có nhân viên giỏi dưới trướng thì lợi đủ đường cho mình, còn nếu cho nhân viên cơ hội thăng tiến, rất có thể ngày mai vị trí của họ sẽ bị lung lay và thế chỗ. Dại gì mà khen thưởng nhân viên để tự hại chính mình.

Không khen thưởng, không cho nhân viên thăng tiến đã đành, đáng sợ hơn họ lại rất thích vào vai ca ngợi, khua môi múa mép. Lúc nào cũng bảo rằng vì đại cuộc, “vì tương lai của em sau này nên hãy phấn đấu nhé”, “anh sợ em ngủ vùi trong chiến thắng nên chưa vội tăng lương”,... Nghe thật mát lòng mát dạ nhưng rốt cuộc đó cũng chỉ là lời giảo biện xảo trá của tiểu nhân.

3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" suốt ngày chỉ biết lợi dụng nhân viên, dân công sở nên thuộc nằm lòng - Ảnh 5.

Sếp lợi dụng một khi thấy nhân viên có dấu hiệu nguy hiểm liền tìm cách “đì” cho tự nghỉ

Không ai mãi bị lừa, nên nhiều nhân viên sau một thời gian đã quá chán nản với kiểu sếp lợi dụng liền tìm cách thoát ra. Họ giao tiếp nhiều hơn với leader khác, chăm chỉ xây dựng mối quan hệ với những người mà họ tin có thể “cứu” mình, họ ngấm ngầm chống đối sếp tồi, lên tiếng với những bất công,...

Về phần sếp lợi dụng khi thấy nhân viên của mình có vẻ như đã tỉnh khỏi cơn mê, không còn có giá trị lợi dụng, thế là liền xuống tay tìm cách “diệt trừ” - vâng, lại là một hành vi tiểu nhân kinh điển trong loạt phim kiếm hiệp Kim Dung.

3 bí quyết giúp nhận diện "sếp tiểu nhân" suốt ngày chỉ biết lợi dụng nhân viên, dân công sở nên thuộc nằm lòng - Ảnh 6.

Cụ thể, sếp tồi lúc này sẽ tung chiêu “đì đọt” mạnh tay hơn, trấn áp mạnh tay hơn, giao cho nhân viên chống đối hàng vạn công việc vặt vãnh linh tinh với mục đích kích cho nhân viên nản càng thêm nản để tự động rời khỏi công ty trước khi mối hiểm nguy bén như dao kề vào cổ mình.

Chia sẻ