25 tuổi chưa lấy chồng là bất hiếu, vậy kết hôn rồi tan vỡ có khiến cha mẹ yên tâm hơn?
Quan điểm đang rộ lên những ngày này: con gái 25 tuổi chưa lấy chồng là bất hiếu đang khiến nhiều chị em “nóng gáy”.
Mới đây, có quan điểm cho rằng, con gái, nếu 25 tuổi mà chưa lấy chồng, đó là một người con bất hiếu, vì không nghĩ đến cảm xúc của bố mẹ. Một số chị em đã bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến này cũng như cách nghĩ về hạnh phúc.
Nàng độc thân Hoàng Đức Hạnh: Khi tôi 25 tuổi, mẹ bảo: Cứ học đi con ạ!
Mỗi người sẽ có một niềm tin khác nhau và cách thể hiện khác nhau để bố mẹ an lòng, nếu xét về quan niệm: 25 tuổi nên lấy chồng để bố mẹ an lòng, mình không đồng ý. Mình nghĩ, 25 tuổi vẫn là khá sớm để kết hôn, để bước sang một cuộc sống với khá nhiều những "nhiệm vụ" không dễ dàng. Nếu mình còn ở tuổi 25, thì có yêu mấy, hoặc gia đình ép mấy, mình cũng không lấy chồng đâu, đó là suy nghĩ chủ quan của mình; còn khách quan mà nói, hồi mình 25, mẹ bảo: cứ học đi con ạ.
Nhiều người tin rằng, hạnh phúc của phụ nữ là khiến cho những người xung quanh hạnh phúc. Quan điểm lấy chồng (ở trước 25 hay tuổi nào cũng thế) để bố mẹ an lòng là một nhánh trong đó. Còn mình thì cho rằng, tại sao phụ nữ cứ phải lấy chồng? Lấy chồng khéo lại bớt vui đi ấy chứ. Nhiều người bảo rằng, không một bà mẹ nào muốn con cái sống cô quạnh, phải đặt bản thân mình vào địa vị của người làm cha làm mẹ, nhưng mình cho rằng, không nhất thiết phải kết hôn để bố mẹ an lòng thì đó mới là phụ nữ tốt. Để bố mẹ an lòng mà lấy đại một anh nào đó, mọi người vui được lúc đầu vì thấy “bà cô già” đã kiếm được một nửa, nhưng sau này vẫn thấp thỏm chứ? Những cuộc hôn nhân như thế đâu có đảm bảo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh về hạnh phúc của con họ, khéo khi để nguyên “bà cô” đó lại đỡ lo hơn. Lấy sớm rồi đánh chửi nhau tơi bời, xong vác con về khóc lóc thảm thiết còn bất hiếu hơn.
Mình cho rằng nghĩ khoảng trước 30, khoảng 27 tuổi là ổn, vì đó là khi các bạn ra trường, đi làm được vài năm, va vấp, trải nghiệm kha khá rồi, lúc ấy, bước vào hôn nhân sẽ tốt cho cả bạn, chồng bạn và gia đình hai bên, không sợ vì quá ngô nghê, không hiểu cách cư xử mà làm phiền lòng mọi người.
Đức Hạnh cho rằng, phụ nữ có nhiều lựa chọn khác để hạnh phúc, ngoài hôn nhân.
Bạn bè mình, sau khi tốt nghiệp đại học, có nhiều bạn cũng lập gia đình luôn, trước hoặc đúng tuổi 25. Nhưng chia sẻ thật, mình thấy các bạn ấy chưa thật sự hạnh phúc, thường gặp những rắc rối về mẹ chồng, nàng dâu, đối nhân xử thế. Mình không rõ tường tận các bạn của mình cư xử thế nào với gia đình bên nội, nhưng theo tường thuật lại, các bạn hay nói: “Đời không như là mơ”. Có bạn thi thoảng có dịp nói chuyện với mình vẫn thấy than thở và chốt một câu: “Tớ thèm/ ước/ muốn được FA như cậu”. Đó cũng là một nguyên nhân khiến mình thấy hơi sợ hôn nhân đó, vì cứ hay nghĩ: mình còn lo chưa xong, làm sao xoay sở được cho vừa lòng mọi người.
Hạnh phúc của phụ nữ trong hôn nhân không phải là cố gắng để làm vừa lòng bố mẹ, để bố mẹ an tâm rằng con gái mình không bị ế, mà yếu tố cần nhất là sự thấu hiểu nhị phương. Người chồng tương lai hiểu tính cách của vợ, hiểu những vất vả của người vợ, người con dâu trong gia đình chồng; và người vợ cũng phải thấu hiểu tính cách và những khó khăn của người chồng, cũng như hiểu tính cách của các thành viên trong gia đình nhà chồng. Sau khi đã thấu hiểu nhau, thì để hạnh phúc, họ cần có sự sẻ chia, thẳng thắn với nhau nữa, để không có kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược . Mình tin, những điều đó khó có thể chạm đến một cách thấu đáo, khi người ta quá trẻ, Đương nhiên, hạnh phúc của phụ nữ (trong hôn nhân) cũng là phải được quyền lựa chọn người và thời điểm kết hôn nữa.
"Cuộc sống F.A của mình hiện tại, mình thấy hạnh phúc nhất là sự tự do".
Dù có kết hôn hay không, phụ nữ cũng phải có công việc ổn định, không phụ thuộc ai. Nếu vậy, cô ấy lấy chồng lúc nào cũng được, tất nhiên với điều kiện hôn nhân với cô ấy là kết quả của tình yêu chứ không phải là để yên lòng bố mẹ và mọi người. Ngoài hôn nhân và tình yêu, phụ nữ cũng cần bạn bè tốt để chia sẻ, gửi gắm tâm sự, cần công việc tốt để có thể tự kiếm tiền chi tiêu cho những gì mình thích và một gia đình thấu hiểu, để khi mệt mỏi, khó khăn, chỉ cần nhìn thấy mọi người thôi là đã an lòng, đã sẵn sàng để chiến đấu tiếp với gian khó trong cuộc sống.
Cuộc sống F.A của mình hiện tại, mình thấy hạnh phúc nhất là sự tự do làm điều mình thích, gặp người mình muốn gặp, đi tới nơi mình muốn đi. Trong đám bạn bè, mình vẫn giữ “kỉ lục” đi đám cưới nhiều, vì dù có bận mấy mình vẫn thu xếp đi được. Nói vậy chứ gặp nhau, bạn bè khoe có em bé để bế bồng, còn mình thì người yêu cũng không có, chắc mình kém hơn các bạn ấy, vì kén quá. (Cười lớn)
Phùng Trà Giang: 28 tuổi lấy chồng vẫn thấy… hơi sớm
Những người đồng tình với quan điểm phụ nữ nên lấy chồng trước 25 cho bố mẹ yên tâm, nếu không thì là kẻ bất hiếu, chẳng hiểu họ quan niệm thế nào về hiếu nghĩa nhỉ? Việc kết hôn chỉ là một trong vô vàn những hoạt động của con người, tại sao phải làm việc ấy bằng được ở cái tuổi 25 hoặc trước đó? Kết hôn, đó chỉ là một điểm mốc đánh dấu sự gắn kết của hai con người (có thể đã gắn kết từ trước đó). Chúng là chọn kết hôn ở thời điểm nào thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của bản thân hay của những người xung quanh cả. Thậm chí, nếu chưa sẵn sàng mà cứ cố để tiến tới hôn nhân, phụ nữ có thể rơi vào bất hạnh, mà con bất hạnh, bố mẹ có hạnh phúc không? Đó mới chính là bất hiếu đấy! Bạn bè mình, hầu hết đều kết hôn sau tuổi 25.
Trà Giang tin rằng, nếu phụ nữ kết hôn sớm chỉ để làm yên lòng bố mẹ, khi chưa thực sự sẵn sàng, đó có thể là thảm họa.
Mình lấy chồng ở tuổi 28, vẫn còn thấy… hơi sớm, vì mình còn ham chơi, vẫn còn muốn được đi du lịch, phấn đấu cho công việc. Không phải có gia đình rồi thì mình không làm được việc đó nữa, mà chắc chắn sẽ nó bị hạn chế đi. Đôi khi, mình cũng có cảm giác “bó chân” chứ, nhất là với người ham đi, ham khám phá như mình. Chồng mình rất thoải mái, mình thích làm gì cũng được, chồng không ép, nhưng bản thân mình nghĩ, khi có gia đình rồi, cả hai phải có trách nhiệm với nó. Hồi xưa nhu cầu chơi bời nhiều lắm, giờ ít đi rồi. Tự nó ít đi nên mình cũng không thấy quá bó buộc, chỉ là mình chọn cái nào mình thích hơn thôi.
Giang tin rằng, 25 là thời gian để phụ nữ trải nghiệm và khám phá mình trong công việc cũng như những chuyến đi xa.
Không có công thức chung nào cho hạnh phúc của người phụ nữ, mỗi người sẽ đặt ra cho mình những quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng mình nghĩ, bố mẹ nào cũng vậy, đều mong con mình hạnh phúc thực sự, chứ không phải yên bề gia thất để bố mẹ xong nợ, tống được “quả bom nổ chậm” đi. Với mình, quan điểm về hạnh phúc thay đổi theo nhận thức ở từng giai đoạn. Khi bé, hạnh phúc của mình là được ăn một cây kem, một chiếc bánh mì vào ngày Quốc khánh, hay một bát phở, đó là hạnh phúc của những đứa trẻ nhà quê như mình.
Lớn hơn một chút, hạnh phúc của mình là được nhìn thấy mẹ cười, khi đó, mình luôn cố gắng để đạt điểm tốt, luôn mẫu mực trong mắt mẹ... Khi đi học đại học, tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh, mình thấy hạnh phúc của mỗi người phụ nữ thật khác nhau. Hy sinh cũng là hạnh phúc, làm việc cũng là hạnh phúc, chia sẻ cũng là hạnh phúc, đôi khi, ăn cơm cũng là hạnh phúc...
"Hạnh phúc là lựa chọn thái độ sống, yêu cuộc sống của chính mình".
Cuối cùng, mình rút ra kết luận rằng, hạnh phúc là lựa chọn thái độ sống, yêu cuộc sống của chính mình. Với mình, giờ, hạnh phúc là mỗi ngày đều được sống, được cảm nhận thế giới xung quanh, được làm những điều mình thích, chia sẻ với mọi người, chăm sóc chồng, các mối quan hệ gia đình và đặc biệt là chăm sóc cơ thể mình. Những điều ấy, nó không liên quan gì đến việc lấy chồng sớm hay muộn cả. Nó là những lựa chọn, và quan trọng nhất, là dù lựa chọn ra sao, bản thân người phụ nữ phải biết mình muốn gì, chọn làm gì để thấy vui sống. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, có mấy chục năm thôi, tuổi trẻ càng ngắn hơn, nên phải sống hạnh phúc chứ, hạnh phúc cho chính mình trước đã.
Cô nàng mải chơi cho rằng, dù lựa chọn thế nào, để hạnh phúc, phụ nữ cũng cần yêu cuộc sống và những lựa chọn của mình.
Nàng độc thân Hoàng Đức Hạnh: Khi tôi 25 tuổi, mẹ bảo: Cứ học đi con ạ!
Mỗi người sẽ có một niềm tin khác nhau và cách thể hiện khác nhau để bố mẹ an lòng, nếu xét về quan niệm: 25 tuổi nên lấy chồng để bố mẹ an lòng, mình không đồng ý. Mình nghĩ, 25 tuổi vẫn là khá sớm để kết hôn, để bước sang một cuộc sống với khá nhiều những "nhiệm vụ" không dễ dàng. Nếu mình còn ở tuổi 25, thì có yêu mấy, hoặc gia đình ép mấy, mình cũng không lấy chồng đâu, đó là suy nghĩ chủ quan của mình; còn khách quan mà nói, hồi mình 25, mẹ bảo: cứ học đi con ạ.
Nhiều người tin rằng, hạnh phúc của phụ nữ là khiến cho những người xung quanh hạnh phúc. Quan điểm lấy chồng (ở trước 25 hay tuổi nào cũng thế) để bố mẹ an lòng là một nhánh trong đó. Còn mình thì cho rằng, tại sao phụ nữ cứ phải lấy chồng? Lấy chồng khéo lại bớt vui đi ấy chứ. Nhiều người bảo rằng, không một bà mẹ nào muốn con cái sống cô quạnh, phải đặt bản thân mình vào địa vị của người làm cha làm mẹ, nhưng mình cho rằng, không nhất thiết phải kết hôn để bố mẹ an lòng thì đó mới là phụ nữ tốt. Để bố mẹ an lòng mà lấy đại một anh nào đó, mọi người vui được lúc đầu vì thấy “bà cô già” đã kiếm được một nửa, nhưng sau này vẫn thấp thỏm chứ? Những cuộc hôn nhân như thế đâu có đảm bảo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh về hạnh phúc của con họ, khéo khi để nguyên “bà cô” đó lại đỡ lo hơn. Lấy sớm rồi đánh chửi nhau tơi bời, xong vác con về khóc lóc thảm thiết còn bất hiếu hơn.
Mình cho rằng nghĩ khoảng trước 30, khoảng 27 tuổi là ổn, vì đó là khi các bạn ra trường, đi làm được vài năm, va vấp, trải nghiệm kha khá rồi, lúc ấy, bước vào hôn nhân sẽ tốt cho cả bạn, chồng bạn và gia đình hai bên, không sợ vì quá ngô nghê, không hiểu cách cư xử mà làm phiền lòng mọi người.
Hạnh phúc của phụ nữ trong hôn nhân không phải là cố gắng để làm vừa lòng bố mẹ, để bố mẹ an tâm rằng con gái mình không bị ế, mà yếu tố cần nhất là sự thấu hiểu nhị phương. Người chồng tương lai hiểu tính cách của vợ, hiểu những vất vả của người vợ, người con dâu trong gia đình chồng; và người vợ cũng phải thấu hiểu tính cách và những khó khăn của người chồng, cũng như hiểu tính cách của các thành viên trong gia đình nhà chồng. Sau khi đã thấu hiểu nhau, thì để hạnh phúc, họ cần có sự sẻ chia, thẳng thắn với nhau nữa, để không có kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược . Mình tin, những điều đó khó có thể chạm đến một cách thấu đáo, khi người ta quá trẻ, Đương nhiên, hạnh phúc của phụ nữ (trong hôn nhân) cũng là phải được quyền lựa chọn người và thời điểm kết hôn nữa.
Cuộc sống F.A của mình hiện tại, mình thấy hạnh phúc nhất là sự tự do làm điều mình thích, gặp người mình muốn gặp, đi tới nơi mình muốn đi. Trong đám bạn bè, mình vẫn giữ “kỉ lục” đi đám cưới nhiều, vì dù có bận mấy mình vẫn thu xếp đi được. Nói vậy chứ gặp nhau, bạn bè khoe có em bé để bế bồng, còn mình thì người yêu cũng không có, chắc mình kém hơn các bạn ấy, vì kén quá. (Cười lớn)
Phùng Trà Giang: 28 tuổi lấy chồng vẫn thấy… hơi sớm
Những người đồng tình với quan điểm phụ nữ nên lấy chồng trước 25 cho bố mẹ yên tâm, nếu không thì là kẻ bất hiếu, chẳng hiểu họ quan niệm thế nào về hiếu nghĩa nhỉ? Việc kết hôn chỉ là một trong vô vàn những hoạt động của con người, tại sao phải làm việc ấy bằng được ở cái tuổi 25 hoặc trước đó? Kết hôn, đó chỉ là một điểm mốc đánh dấu sự gắn kết của hai con người (có thể đã gắn kết từ trước đó). Chúng là chọn kết hôn ở thời điểm nào thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của bản thân hay của những người xung quanh cả. Thậm chí, nếu chưa sẵn sàng mà cứ cố để tiến tới hôn nhân, phụ nữ có thể rơi vào bất hạnh, mà con bất hạnh, bố mẹ có hạnh phúc không? Đó mới chính là bất hiếu đấy! Bạn bè mình, hầu hết đều kết hôn sau tuổi 25.
Trà Giang tin rằng, nếu phụ nữ kết hôn sớm chỉ để làm yên lòng bố mẹ, khi chưa thực sự sẵn sàng, đó có thể là thảm họa.
Giang tin rằng, 25 là thời gian để phụ nữ trải nghiệm và khám phá mình trong công việc cũng như những chuyến đi xa.
Lớn hơn một chút, hạnh phúc của mình là được nhìn thấy mẹ cười, khi đó, mình luôn cố gắng để đạt điểm tốt, luôn mẫu mực trong mắt mẹ... Khi đi học đại học, tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh, mình thấy hạnh phúc của mỗi người phụ nữ thật khác nhau. Hy sinh cũng là hạnh phúc, làm việc cũng là hạnh phúc, chia sẻ cũng là hạnh phúc, đôi khi, ăn cơm cũng là hạnh phúc...
"Hạnh phúc là lựa chọn thái độ sống, yêu cuộc sống của chính mình".
Cô nàng mải chơi cho rằng, dù lựa chọn thế nào, để hạnh phúc, phụ nữ cũng cần yêu cuộc sống và những lựa chọn của mình.