2 loại rau mọc hoang ở Việt Nam, được thế giới săn lùng vì quá bổ dưỡng
Có nhiều loại rau dại ở Việt Nam nhiều người thường không ăn nhưng lại được thế giới săn lùng vì quá bổ dưỡng.
1. Rau càng cua
Rau càng cua tên khoa học là Peperomia pellucida Kunth thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Loại rau này sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường ẩm ướt, tại các vùng đất ẩm thấp, có thể ăn hoặc dùng làm thuốc.
Rau có vị hơi đắng, vị gần giống rau diếp cá, có thể xào, nấu canh hoặc rửa sạch và ăn sống. Ở Tứ Xuyên - Trung Quốc nó trở thành một món rau dại vô cùng ngon và bổ dưỡng. Hay ở một số nước Đông Nam Á, mọi người cũng thường dùng rau càng cua như món rau ăn thường ngày.
Ngoài làm rau ăn, rau càng cua còn được dùng làm dược liệu trong đông y. Nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tránh ứ huyết, lợi tiểu, tiêu viêm.
Ngoài ra, nhiều người còn dùng loại rau này để hỗ trợ điều trị đau khớp, vết lở loét, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Người Philippines sử dụng nó để phòng ngừa viêm khớp, tăng axit uric máu.
2. Rau sam
Rau sam có thể trộn salad, xào với thịt, hoặc nấu canh. Rau sam không chỉ ngon mà công dụng đối với cơ thể có thể sánh ngang với nhân sâm.
Loại rau này có vị chua, tính lạnh, không độc. Tác dụng của nó là thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu thũng, lợi tiểu bổ phổi, giải khát, bồi bổ cơ thể. Có thể dùng rau sam để trị kiết lỵ, nhọt lở loét, nhiễm trùng sinh mủ, viêm đường tiết niệu.
Người dân Nhật Bản rất thích dùng loại rau này để trộn làm salad ăn hàng ngày. Đặc biệt, nhiều người còn cho rằng đó là loại “rau trường thọ”.
(Nguồn: Sina & Sohu)