19 tuổi bàng hoàng nhận tin ung thư vú dù không đau, không ngứa, BS nói chi tiết này rất quan trọng khi tắm thường bị bỏ qua
Một cô gái 19 tuổi mới đây được chẩn đoán ung thư vú dù thường xuyên quan tâm đến bộ phận này, không có dấu hiệu đau hay ngứa.
19 tuổi đã bị ung thư vú, cô gái trẻ bàng hoàng vì không được cảnh báo trước
Mới đây, một cô gái 19 tuổi, đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) được phát hiện ung thư vú tại bệnh viện. Tiêu Thần (bút danh) không thể ngờ mình mắc bệnh ung thư khi còn rất trẻ. "Em còn trẻ như vậy, không bao giờ thấy đau đớn, ngứa ngáy gì cả... Tại sao lại mắc bệnh quái ác đến vậy?", Tiêu Thần bàng hoàng bật khóc.
Nữ sinh 19 tuổi chia sẻ, cô vô tình chạm thấy khối u ở vú khi đang tắm. Nó cứng, không di chuyển được nhiều. Khối u không gây đau cũng không gây ngứa nhưng vì là người thường xuyên theo dõi các tin tức trên mạng Internet, cô trở nên cảnh giác với tình trạng của mình.
Trong tâm trạng lo lắng đan xen sợ hãi, Tiêu Thần báo ngay cho bố mẹ, cùng gia đình đến Khoa Phẫu thuật tuyến giáp - vú (trực thuộc Bệnh viện liên kết số 1 Nam Bình, Đại học Y Phúc Kiến) để khám.
Kết quả khám bệnh khiến cả nhà hoảng hốt. Khối u có kết cấu cứng, khả năng di chuyển kém, đường viền không rõ ràng, nghi ngờ là ung thư. Sau khi chọc thủng, kiểm tra bệnh lý đã xác nhận chẩn đoán ung thư vú.
Điều này khiến cả nhà sợ hãi: "Gia đình chúng tôi không có ai mắc bệnh ung thư vú. Tại sao lại xảy ra chuyện này? Cô còn trẻ như vậy, có thể cứu được không?".
BS Trần Cường (Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp - vú của bệnh viện), đã hỏi chi tiết về bệnh sử. Gia đình Tiêu Thần không có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và thói quen sinh hoạt của cô tương đối bình thường. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
May mắn là cô gái trẻ có thói quen tự kiểm tra rất tốt. Chi tiết này rất quan trọng khi tắm thường bị nhiều người bỏ qua. Sau khi sờ thấy khối u, cô không che giấu triệu chứng và kịp thời tìm cách điều trị. Ung thư vú vẫn còn ở giai đoạn đầu và chưa di căn. Nhờ điều trị sớm và tích cực, Tiêu Thần có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Ung thư vú "thích" những kiểu người nào?
Theo các chuyên gia, các khối u vú có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ cao cần được chú ý:
1. Phụ nữ có kinh nguyệt rất sớm.
2. Không sinh con trong độ tuổi kết hôn cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định (sinh con và cho con bú có tác dụng bảo vệ sức khỏe bộ ngực).
3. Thói quen sinh hoạt xấu, chẳng hạn như ngủ ngày cày đêm, thường xuyên thức khuya, ngủ muộn.
4. Thói quen ăn uống không tốt, như thường xuyên dùng đồ ăn vặt kém lành mạnh.
5. Trong môi trường xã hội có cường độ và nhịp độ cao, căng thẳng tinh thần quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ngực.
Làm thế nào để phát hiện những bất thường ở ngực càng sớm càng tốt?
Bất kể là phụ nữ hay nam giới, bạn nên chú ý hơn đến việc tự kiểm tra vào các ngày trong tuần, khám sức khỏe định kỳ nếu thấy:
- Khối u vú phát triển nhanh.
- Núm vú co rút.
- Ngực có dấu hiệu đỏ và bong tróc da.
- Khi chị em sờ ngực để tự kiểm tra cũng nên sờ vào nách xem có cục u nào hay không.
Bạn cũng có thể áp dụng cách kiểm tra để tìm ra bất thường ở ngực theo phong trào #KnowYourLemons#, được nhiều người nước ngoài hiện nay hưởng ứng, thông qua các phương pháp "nhìn, sờ, nằm, vặn xoắn" sau đây:
- Nhìn: Đối diện với gương, thả tay xuống, quan sát cẩn thận xem ngực có cân xứng về kích thước hay không; có chỗ lồi lõm bất thường nào không; da và núm vú có vết lõm hay chàm không.
- Sờ: Đưa tay trái ra sau đầu, dùng tay phải kiểm tra vú trái. Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vú để cảm nhận xem có u cứng không. Thực hiện kiểm tra theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ núm vú và dần dần ra ngoài cho đến khi kiểm tra cả 2 bên ngực.
- Nằm: Nằm xuống, đặt một chiếc gối dưới vai trái, uốn cong tay phải dưới đầu. Lặp lại động tác sờ nắn, kiểm tra ngực 2 bên.
- Vặn xoắn: Ngoài ngực, nách cũng cần được kiểm tra xem có sưng hạch không. Cuối cùng, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn, vặn núm vú. Chú ý xem có tiết dịch bất thường hay không.
Các bác sĩ khuyên, tất cả chị em nên đi siêu âm vú thường xuyên để tầm soát ung thư vú. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh u vú nên bắt đầu đến bệnh viện khám ở độ tuổi 30. Phụ nữ trên 40 tuổi nên chụp nhũ ảnh định kỳ 1 - 2 năm một lần để sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu có tiền sử gia đình hoặc phụ nữ mang gen BRCA1 hoặc BRCA2 thì nên sàng lọc trước và rút ngắn khoảng thời gian tái khám.
Hãy nhớ đến cơ sở y tế để điều trị ngay nếu phát hiện bệnh. Đừng chỉ làm theo các bài thuốc dân gian mà bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất nhé!
(Ảnh minh họa: Internet)
(Nguồn: Sohu, NY Post)