14 tuổi chị đã đảm nhận vai trò người mẹ
Cứ như thế chị chăm bẵm, nuôi nấng tôi như một người mẹ chăm đứa con bé bỏng trong lúc bố tôi bận công tác xa nhà.
Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi mất vì bạo bệnh. Cái chết của mẹ khiến 2 chị em tôi chênh vênh, trống vắng như lạc giữa ốc đảo không có bóng người. Bố đi làm xa, một tháng nhà về đôi lần cũng chỉ đủ để biết hai con khỏe mạnh, nhà vẫn còn gạo. Vì thế, chị hơn tôi có 4 tuổi nhưng đã phải cáng đáng, xoay sở toàn bộ việc nhà. Từ ngày mẹ mất, chị đảm nhận vai trò làm mẹ, chị thay mẹ và bố chăm sóc, dạy bảo tôi như một người phụ nữ đã trưởng thành và cứng rắn.
Còn nhớ, ngày mẹ mất, đứa trẻ còi cọc là tôi suốt ngày ỉ ê khóc lóc đòi chị mang mẹ về. Tôi cứ khóc ngặt cả đêm, vòi vĩnh khiến chị phải thức suốt để vỗ về, dỗ dành. Có những hôm dỗ tôi không được, chị lấy roi vung lên nhưng chưa tét vào mông tôi thì chị đã ngồi sụp xuống và khóc. Sau này chị thú nhận với tôi rằng thời gian đầu sau khi mẹ chúng tôi mất, chị cũng rất buồn và sợ hãi nhưng nhìn thấy tôi chị không dám khóc. Chị sợ mình khóc sẽ làm tôi hốt hoảng và không tin tưởng chị.
14 tuổi, nhưng việc gì chị cũng giỏi. Chị lo cơm nước, chợ búa, dạy tôi học và uốn nắn con người tôi. Chị tất bật giống như mẹ tôi trước đây hằng ngày vẫn làm vậy để chăm lo cho các con. Trước nhà có một khoảng đất nhỏ mẹ tôi vẫn thường trồng rau, sau ngày mẹ mất, khoảng đất đó vẫn xanh mướt và đầy đủ các loại rau vì chị vẫn chăm chỉ cuốc và gieo những thứ rau mẹ tôi từng trồng cho hai chị em ăn. Ngoài giờ lên lớp, chị lam lũ xoay xở suốt ngày tới mức quần áo cái nào cũng đổ màu và sờn rách. Bố vắng nhà, trời mưa gió, căn nhà mái ngói của chị em tôi bị dột, những tưởng phải chờ bố về để vá víu những vết ngói thủng đó. Thế nhưng chị bảo đó là việc vặt vãnh. Chị qua nhà hàng xóm mượn thang rồi thoăn thoắt trèo lên mái ngói.
Chị thường bảo với tôi rằng “nhà mình nghèo, phải cố gắng để học thành tài có như vậy mới hết khổ. Chị sẽ gắng sức và em cũng thế”. Mỗi lần chị nói như thế là tôi rơm rớm nước mắt và thấy thương chị nhiều hơn. Thương chị và không muốn để chị phải thất vọng về mình, tôi luôn phấn đấu đạt kết quả học tập cao nhất. Tôi cũng lon ton phụ chị những việc lặt vặt lúc rảnh rỗi. Nhưng thường thì chị không cho tôi đụng vào bất cứ việc gì. Chị thường nói: “Việc của em là cố gắng học giỏi chứ không phải là những việc này”.
Cứ như thế chị chăm bẵm, nuôi nấng tôi như một người mẹ chăm đứa con bé bỏng trong lúc bố tôi bận công tác xa nhà. Khi tôi vào đại học, chị đi làm nhưng không dám nhận lời yêu ai vì sợ người ta giục cưới thì chị sẽ không thể tiếp tục lo lắng cho tôi được nữa. Những người đến với chị đa phần chia tay vì không đủ kiên nhẫn để chờ đợi chị thực hiện xong lời hứa “em cần phải lo cho em trai ổn đã”.
Ngày tôi tốt nghiệp đại học, rồi được một công ty nhận vào làm, chị vừa cười vừa khóc. Chị nói với tôi rằng: “Mẹ chắc chắn rất vui và tự hào về em!”. Nhìn gương mặt có phần già hơn tuổi vì phải lo toan quá nhiều của chị tôi chỉ biết lặng người đứng nhìn. Sau này khi công việc của tôi ổn định hơn, lúc này tôi mới dám tếu táo “đuổi” chị đi lấy chồng. Cũng may lúc ấy có một người đàn ông tốt, anh yêu thương và luôn sẵn sàng chia sẻ mọi điều với chị. Giờ đây nhìn chị hạnh phúc bên tổ ấm nhỏ bé của chị lúc nào cũng ăm ắp tiếng cười tôi biết chị sẽ là một người mẹ, người vợ tốt nhất trên đời. Tôi luôn biết ơn chị, người đã phải đảm nhiệm vai trò làm mẹ, nuôi tôi lớn khôn khi chị chỉ mới 14 tuổi.
Còn nhớ, ngày mẹ mất, đứa trẻ còi cọc là tôi suốt ngày ỉ ê khóc lóc đòi chị mang mẹ về. Tôi cứ khóc ngặt cả đêm, vòi vĩnh khiến chị phải thức suốt để vỗ về, dỗ dành. Có những hôm dỗ tôi không được, chị lấy roi vung lên nhưng chưa tét vào mông tôi thì chị đã ngồi sụp xuống và khóc. Sau này chị thú nhận với tôi rằng thời gian đầu sau khi mẹ chúng tôi mất, chị cũng rất buồn và sợ hãi nhưng nhìn thấy tôi chị không dám khóc. Chị sợ mình khóc sẽ làm tôi hốt hoảng và không tin tưởng chị.
14 tuổi, nhưng việc gì chị cũng giỏi. Chị lo cơm nước, chợ búa, dạy tôi học và uốn nắn con người tôi. Chị tất bật giống như mẹ tôi trước đây hằng ngày vẫn làm vậy để chăm lo cho các con. Trước nhà có một khoảng đất nhỏ mẹ tôi vẫn thường trồng rau, sau ngày mẹ mất, khoảng đất đó vẫn xanh mướt và đầy đủ các loại rau vì chị vẫn chăm chỉ cuốc và gieo những thứ rau mẹ tôi từng trồng cho hai chị em ăn. Ngoài giờ lên lớp, chị lam lũ xoay xở suốt ngày tới mức quần áo cái nào cũng đổ màu và sờn rách. Bố vắng nhà, trời mưa gió, căn nhà mái ngói của chị em tôi bị dột, những tưởng phải chờ bố về để vá víu những vết ngói thủng đó. Thế nhưng chị bảo đó là việc vặt vãnh. Chị qua nhà hàng xóm mượn thang rồi thoăn thoắt trèo lên mái ngói.
Chị thường bảo với tôi rằng “nhà mình nghèo, phải cố gắng để học thành tài có như vậy mới hết khổ. Chị sẽ gắng sức và em cũng thế”. Mỗi lần chị nói như thế là tôi rơm rớm nước mắt và thấy thương chị nhiều hơn. Thương chị và không muốn để chị phải thất vọng về mình, tôi luôn phấn đấu đạt kết quả học tập cao nhất. Tôi cũng lon ton phụ chị những việc lặt vặt lúc rảnh rỗi. Nhưng thường thì chị không cho tôi đụng vào bất cứ việc gì. Chị thường nói: “Việc của em là cố gắng học giỏi chứ không phải là những việc này”.
Cứ như thế chị chăm bẵm, nuôi nấng tôi như một người mẹ chăm đứa con bé bỏng trong lúc bố tôi bận công tác xa nhà. Khi tôi vào đại học, chị đi làm nhưng không dám nhận lời yêu ai vì sợ người ta giục cưới thì chị sẽ không thể tiếp tục lo lắng cho tôi được nữa. Những người đến với chị đa phần chia tay vì không đủ kiên nhẫn để chờ đợi chị thực hiện xong lời hứa “em cần phải lo cho em trai ổn đã”.
Ngày tôi tốt nghiệp đại học, rồi được một công ty nhận vào làm, chị vừa cười vừa khóc. Chị nói với tôi rằng: “Mẹ chắc chắn rất vui và tự hào về em!”. Nhìn gương mặt có phần già hơn tuổi vì phải lo toan quá nhiều của chị tôi chỉ biết lặng người đứng nhìn. Sau này khi công việc của tôi ổn định hơn, lúc này tôi mới dám tếu táo “đuổi” chị đi lấy chồng. Cũng may lúc ấy có một người đàn ông tốt, anh yêu thương và luôn sẵn sàng chia sẻ mọi điều với chị. Giờ đây nhìn chị hạnh phúc bên tổ ấm nhỏ bé của chị lúc nào cũng ăm ắp tiếng cười tôi biết chị sẽ là một người mẹ, người vợ tốt nhất trên đời. Tôi luôn biết ơn chị, người đã phải đảm nhiệm vai trò làm mẹ, nuôi tôi lớn khôn khi chị chỉ mới 14 tuổi.