10 sai lầm khi trồng cà chua khiến cây không sai quả
Trồng cà chua sai quả khá dễ nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Nếu bạn đang muốn cải tạo một khoảng diện tích nhỏ để trồng cà chua, đừng quên những sai lầm phổ biến được gợi ý dưới đây.
Cà chua vốn là loại cây dễ trồng và chúng có thể thích hợp ở bất kỳ góc nhỏ nào trong vườn nhà hay trên sân thượng, ngoài ban công. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tận hưởng một mùa vụ bội thu, cây cà chua sai quả và khỏe mạnh, ít sâu bệnh, nên tránh những sai lầm phổ biến sau.
1. Trồng các giống cũ
Nếu bạn mới làm quen với việc trồng cà chua, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một giống lai vì chúng ít bị bệnh, đồng thời cho năng suất cao hơn.
Cà chua giống truyền thống có thể cho hương vị thơm ngon hơn nhưng rất khó trồng, khó tính trong cách chăm sóc và thu hoạch không được nhiều nếu chưa có kinh nghiệm.
2. Trồng sai địa điểm
Điều kiện trồng trọt không phù hợp cũng là lý do tại sao cây cà chua của bạn không cho năng suất cao. Thiếu ánh sáng mặt trời và vị trí râm mát dẫn đến số lượng quả ít. Cây cà chua ưa khí hậu ấm, cần ít nhất 6 giờ ánh nắng trực tiếp và lưu thông không khí tốt.
3. Trồng cây ghép bằng chồi
Luôn cắt bỏ chồi hoặc hoa của cây giống cà chua trước khi trồng chúng. Loại bỏ chồi giúp củng cố hệ thống rễ. Sau khi trồng sẽ cho phép cây ra nụ và hoa. Cần lưu ý để tránh gặp sai lầm khi cắt bỏ tùy ý, cần chọn giai đoạn phù hợp.
4. Tưới nước
Dựa vào nơi bạn trồng cây, nhu cầu tưới nước sẽ khác nhau. Ví dụ nếu bạn trồng cà chua trong chậu, bạn cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trồng trên luống trong vườn, hãy chú ý tưới chúng hai lần/ tuần vì tưới quá nhiều có thể làm cây dễ bị ngập úng, thối rễ.
5. Bón phân quá mức
Bón quá nhiều phân cho cà chua, đặc biệt là nhiều nitơ có thể làm hỏng cây. Cây sẽ ra nhiều lá, phát triển thân trong đó lại ra ít hoa và quả. Bón nhiều phân còn khiến rễ cây chuyển sang màu đen. Nếu đất có nhiều đạm thì dùng phân hỗn hợp 5-10-5 để cân đối lượng đạm trong đất.
6. Ngăn ngừa bệnh khi trồng cây
Đôi khi người làm vườn thường không thực hiện đủ các biện pháp ngăn ngừa cây trồng khỏi các bệnh như nấm mốc sương, bạc lá sớm. Cây cà chua nên được phun thuốc xịt sâu bệnh để hạn chế tình trạng này.
7. Không phủ đất cho cây
Mọi người thường bỏ qua việc phủ lớp đất cho cây cà chua, nó thực sự cần thiết giúp đất giữ được độ ẩm. Phủ đều đất bằng rêu than bùn hoặc lá vụn, ngay sau khi trồng cà chua.
8. Quên để cây con cứng cáp trước khi trồng
Không để cây giống cứng cáp trước khi đem đi trồng là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Trên thực tế, đó là một trong những điều quan trọng nhất để đảm bảo sự sống còn của cà chua. Quá trình “cứng cáp” cho phép cây con thích ứng với những thay đổi về nhiệt độ hoặc thời tiết như gió và mưa.
Dưới đây là một số cách để giúp bạn làm cứng cáp cây cà chua:
- Từng bước tăng sự tiếp xúc của cây con với môi trường tự nhiên khoảng một tháng sau khi nảy mầm Trong những ngày đầu tiên tiếp xúc, giữ cho cây trồng tránh ánh nắng trực tiếp và không để chúng ra ngoài trời lạnh. Hãy phơi chúng trong vài giờ và đưa chúng trở lại nơi ươm.
- Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo rằng bạn đưa cây giống tiếp xúc các yếu tố này trong bảy ngày hoặc nhiều hơn trước khi cấy chúng vào khu vườn bên ngoài.
- Đưa chúng vào nơi có ánh sáng mặt trời có không khí lưu thông, mưa, gió sẽ làm cho chúng cứng lại và chuẩn bị sẵn sàng để ra ngoài.
9. Khoảng cách không phù hợp
Thông thường, khoảng cách giữa các cây ít hơn dẫn đến không khí lưu thông kém, thậm chí nhiều hơn. Thực vật bắt đầu cạnh tranh với nhau về chất dinh dưỡng và nước. Nếu trồng cà chua số lượng lớn, hãy đảm bảo khoảng cách vừa đủ để cây dễ dàng phát triển, thông thoáng lá để tránh sâu bệnh.
10. Trồng sai mùa
Năng suất cà chua không đạt có thể là do gieo trồng không đúng thời vụ. Bạn nên trồng chúng vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè khi nguy cơ sương giá đã qua đi.