10 điều nên làm trước khi nhiễm cúm A/H1N1
Nếu chẳng may bị cúm A/H1N1, bạn sẽ bị cách ly ở nhà một thời gian nhằm tránh lây bệnh cho người khác. Để khoảng thời gian này dễ chịu hơn với bạn, hãy thực hiện 10 bước sau.
Trong “cơn bão” cúm A/H1N1 trên toàn thế giới, việc bạn có nguy cơ bị nhiễm căn bệnh này không phải là không có. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp đó, bạn sẽ bị cách ly ở nhà một thời gian để phục hồi và tránh lây bệnh cho người khác. Để khoảng thời gian này dễ chịu hơn với bạn, hãy thực hiện 10 bước sau trước khi nguy cơ đó trở thành sự thật.
1. Lên kế hoạch về công việc/học tập trong thời gian nghỉ ốm
Nếu chẳng may “dính” cúm A/H1N1 hoặc phải chăm sóc ai đó bị cúm, bạn có kế hoạch gì để đảm bảo công việc, việc học… không bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian nghỉ? Bạn có biết chính sách của công ty dành cho những người bị cúm không? Nếu còn đang đi học, bạn sẽ theo kịp bài vở ở lớp ra sao?... Hãy chuẩn bị những điều đó.
2. Thiết lập hệ thống bạn bè trên mạng
Khi phải ở nhà nghỉ để chữa cúm, bạn sẽ cảm thấy buồn và cô đơn. Lúc đó, việc có bạn để trò chuyện, chat chit trên mạng sẽ giúp bạn thấy đỡ hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu bạn ít bạn bè trên mạng (facebook, yahoo blog, yahoo messenger…) thì hãy nghiên cứu cách để mở rộng.
4. Lưu trữ những thực phẩm giúp bạn thoải mái
Dự trữ những thực phẩm có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi bạn cảm thấy không khỏe, chẳng hạn như trà, súp mì gà, đồ ăn nhẹ…, bất kỳ thứ gì giúp ích cho bạn. Ngoài ra, rau quả cũng là một thứ cần thiết.
5. Luôn giữ tay sạch
(Ảnh: Vnexpress)
6. Lưu trữ sách và DVD
Đây cũng là cách giúp bạn đỡ buồn khi phải nằm chữa cúm ở nhà một mình. Nhưng đó nên là những cuốn sách hoặc DVD có tính giải trí và dễ tiếp thu. Khi bị cúm bạn sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi và khó chịu, vì vậy đó không phải là thời gian để đọc những cuốn như “Chiến tranh và Hòa bình”.
7. Nhận thức được nguy cơ của bạn
Một số đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi bị cúm A/H1N1. Chẳng hạn như, phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh niên và những người ở bất kỳ độ tuổi nào bị các bệnh mãn tính (như bệnh đái đường, bệnh tim hay hen suyễn). Nếu bạn rơi vào một trong số những đối tượng đó, hãy nhận thức nguy cơ bị cúm của mình để phòng tránh cẩn thận hơn.
8. Cần biết bạn sẽ phải giữ khoảng cách với người khác bao nhiêu mét
Nếu bị cúm, bạn nên tránh xa những người khác ít nhất 2 để giúp họ không bị lây bệnh.
9. Ghi nhớ số điện thoại của bác sỹ
Nếu bạn bị cúm hoặc có nguy cơ bị cúm cao, thay vì bù lu bù loa ở cơ quan và lây bệnh cho người khác, bạn hãy gọi điện cho bác sỹ đầu tiên mà không cần phải đến gặp họ để có những hướng dẫn cần thiết.
10. Biết khi nào là trường hợp khẩn cấp
Hầu hết các trường hợp bị cúm A/H1N1 đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã có một số trường hợp tử vong và phải nằm viện. Do đó, bạn hãy học cách nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu chúng phát sinh.
Trẻ em nên được chăm sóc y tế nếu chúng: Thở nhanh hoặc khó thở; Da xám hoặc xanh xao; Không uống đủ nước; Bị nôn mửa thường xuyên và nghiêm trọng…
Người lớn nên được cấp cứu khẩn cấp nếu họ: Khó thở và nghẹt thở; Đau hoặc bị tức ngực hoặc bụng; Hoa mắt chóng mặt đột ngột; Nôn mửa thường xuyên hoặc nghiêm trọng…
Thụy Vân
(Tổng hợp)