10 dấu hiệu đáng lo ngại trên cơ thể bạn không bao giờ được bỏ qua
Khi cơ thể có các dấu hiệu đáng lo ngại này, nhất định bạn cần phải đi khám sớm.
Đừng bao giờ coi thường những dấu hiệu lạ trên cơ thể bởi trong nhiều trường hợp đó là manh mối tiết lộ về sự bất ổn bạn đang gặp phải, thậm chí là cảnh báo bệnh nào đó.
Chia sẻ của các chuyên gia tại WebMD sẽ giúp bạn cảnh giác hơn với những dấu hiệu đáng lo ngại bất ngờ xuất hiện trên cơ thể.
1. Quầng thâm dưới mắt
Vùng dưới mắt của bạn sẽ xuất hiện những vết quầng thâm nếu như bạn không ngủ đủ giấc. Các bác sĩ khuyên rằng mỗi đêm bạn nên ngủ không ít hơn 7-8 giờ. Tuy nhiên, những vết quầng thâm này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Khi cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu thì vùng da dưới mắt sẽ bị thâm quầng.
2. Thay đổi màu sắc trên các ngón tay
Nếu bạn nhận thấy những ngón tay của mình thường xuyên thay đổi màu sắc thì bạn nên biết rằng đây là một vấn đề khá nghiêm trọng. Dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của hội chứng Reynaud - một tình trạng bệnh lí do rối loạn vận mạch gây ra co thắt các mạch máu, điều này dẫn đến những thay đổi về màu sắc của da trên những ngón tay của bạn.
3. Mờ mắt
Khi đọc sách hay nhìn máy tính nhiều bạn hay bị mỏi mắt và bạn bắt đầu nhận thấy rằng đôi khi bạn khó có thể nhìn rõ ai đó nếu người đó đứng một khoảng cách xa so với bạn. Nếu có các dấu hiệu như trên thì rất có thể bạn đã bị cận thị hoặc loạn thị. Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay khi có thể để tránh mắt rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.
4. Xuất hiện nhiều vệt, đốm trong ở trước mắt
Chúng có thể là dấu chấm hoặc vệt, dải trong suốt. Chúng có thể xuất hiện đột ngột. Nếu bạn tiếp tục nhìn thấy chúng trong vòng hơn một tuần thì bạn nên tới gặp ngay bác sĩ nhãn khoa để tham khảo ý kiến về tình trạng mắt của bạn. Điều này rất quan trọng vì đó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đục thủy tinh thể hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan tới tầm nhìn của bạn.
5. Bụng "kêu réo"
Những tiếng động phát ra từ bên trong dạ dày có thể là tiếng do các quá trình co bóp đang hoạt động trong ruột của bạn. Nếu điều này xảy ít thì bạn không việc gì phải lo lắng cả. Nhưng nếu tiếng ồn trong bụng bạn liên tục phát ra đi kèm với sự đau đớn thì bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức vì rất có thể bạn đã mắc phải các chứng bệnh liên quan đến dạ dày.
6. Bong da
Bong da là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu vitamin. Một chế độ ăn uống đầy đủ vitamin sẽ giúp bạn lấy lại được làn da như mong muốn. Nếu bong da đi kèm với tình trạng bị ngứa thì bạn không được chậm trễ việc đi khám bởi vì da của bạn có thể đã bị nấm.
7. Mất khứu giác
Nếu sự giảm độ nhạy bén của khứu giác xảy ra khi bạn già thì điều này hoàn toàn bình thường bởi vì đây được coi như là một hệ quả của hệ thần kinh. Nhưng nếu còn trẻ mà bạn đã mất khứu giác thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức bởi vì đây có thể là di chứng của bệnh cảm cúm, để lâu không khám thì khả năng phục hồi lại chức năng là rất thấp.
8. Co giật mí mắt
Tình trạng co giật mí mắt liên tục xảy ra khi mắt của bạn hoạt động quá nhiều. Để khắc phục điều này, bạn nên rửa mắt bằng miếng bông ngâm trong nước lạnh. Sau khi làm như vậy mà mí mắt của bạn vẫn tiếp tục giật thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh bởi vì đây có thể là một dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng liên quan tới hệ thần kinh.
9. Ù tai
Có thể bạn đã từng rơi vào tình trạng cảm thấy có tiếng ồn trong tai mặc dù bên ngoài không có một tiếng động gây ồn nào. Rất nhiều người đã cố gắng bỏ qua tình trạng này và coi như vấn đề này không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây lại hoàn toàn có thể là một căn bệnh liên quan đến chuyển hóa, thoái hóa xương khớp (thường là đốt sống cổ) hoặc do tác dụng phụ của thuốc...
Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất của việc khiến tai bị ù thường là do tai phải nghe một âm thanh lớn liên tục trong vòng nhiều giờ đồng hồ nhưng nếu bạn gặp tình trạng này, kèm theo hoa mắt, đau đầu, chóng mặt... thì nên đi khám sớm.
10. Trật khớp vai
Vai khớp của một số người hay có cảm giác bị lỏng, đây là một dấu hiệu của tình trạng khớp vai không ổn định - xương vai bị chệch ra khỏi hốc của khớp vai. Tình trạng này xảy ra có thể là do bởi một chấn thương trong khi bạn chơi thể thao. Lưu ý, đây là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng và trật khớp vai, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.
(Nguồn: Bright/Webm)