1 món là "thuốc làm tan cục máu đông tự nhiên", bác sĩ tiết lộ: Ăn thường xuyên để mạch máu trẻ ra 20 tuổi, hạ huyết áp hiệu quả

Thùy Linh,
Chia sẻ

Mạch máu chính là những "đường cao tốc" vận chuyển oxy, dưỡng chất và máu đến từng cơ quan trong cơ thể, vì thế, sự xuất hiện của các cục máu đông sẽ khiến tuần hoàn máu bị cản trở, gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

Quá trình hình thành cục máu đông rất phức tạp, có thể do nhiều yếu tố như tăng độ đặc của máu, tổn thương thành mạch, chậm lưu thông máu gây ra. Khi mạch máu xuất hiện quá nhiều cục máu đông, các bộ phận cơ thể sẽ không nhận đủ máu, dẫn đến các bất thường, nhẹ thì gây đau, sưng, hoại tử, nặng sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

Do đó, việc duy trì sức khỏe mạch máu, phòng ngừa cục máu đông rất quan trọng. Đồng thời, đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng thường gặp ban đầu của vấn đề này.

Triệu chứng thường gặp khi hình thành cục máu đông

Sưng đỏ, đau: Cục máu đông ở tĩnh mạch nông thường gây sưng đỏ, đau và tăng nhiệt độ cục bộ do máu tích tụ trong tĩnh mạch, tạo thành khối cứng hoặc vật hình dây.

Đổi màu da chân: Cục máu đông ở tĩnh mạch sâu nghiêm trọng hơn, gây sưng, đau chân, đặc biệt khi đi bộ hoặc đứng. Máu khó hồi lưu cũng có thể làm da chân đổi màu và loét.

Khó thở: Cục máu đông ở phổi gây thuyên tắc phổi, làm bệnh nhân đột ngột khó thở, đau ngực, ho, thậm chí ho ra máu, ngất xỉu, và tim đập nhanh. Cục máu đông chặn động mạch phổi, làm phổi thiếu oxy và ảnh hưởng đến cung cấp oxy toàn cơ thể.

Yếu chi: Cục máu đông có thể xuất hiện ở não và tim. Cục máu đông ở não gây đột quỵ, biểu hiện bằng nói khó, yếu chi, mặt méo. Cục máu đông ở tim gây nhồi máu cơ tim, với triệu chứng đau ngực dữ dội, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi.

photo-1723349955889

Nguồn ảnh: Aboluowang

Tóm lại, triệu chứng của cục máu đông rất đa dạng nhưng đều liên quan đến sự cản trở lưu thông máu. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5 nhóm người dễ bị cục máu đông

Người ít vận động: Làm việc và học tập lâu dài trước máy tính dẫn đến máu lưu thông chậm ở chân, dễ tạo cục máu đông. Cần thường xuyên đứng lên đi lại hoặc tập các bài tập kéo giãn đơn giản để thúc đẩy tuần hoàn máu.

Người hút thuốc và sử dụng chất kích thích: Chất độc trong thuốc lá làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây hẹp mạch, cản trở lưu thông máu, tăng nguy cơ cục máu đông. Chất kích thích làm co thắt mạch máu, khó lưu thông. Bỏ thuốc và hạn chế chất kích thích là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa cục máu đông.

Người mắc bệnh mãn tính: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu là các yếu tố dễ làm tổn thương thành mạch, tăng độ đặc máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. 

Người có yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong hình thành cục máu đông. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh, đặc biệt là bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh, nguy cơ của bản thân cũng tăng lên. Nên tư vấn di truyền và xét nghiệm gen để hiểu rõ nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa.

Người béo phì và tiểu đường: Béo phì tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường gây viêm và tổn thương nội mạc mạch, tăng nguy cơ cục máu đông. Cần kiểm soát cân nặng, duy trì chế độ ăn uống và vận động hợp lý để giảm nguy cơ.

Các thực phẩm giúp "tiêu cục máu đông" tự nhiên

Theo trang tin Aboluowang, một chuyên gia sức khỏe đã tiết lộ, để thông mạch và giữ mạch máu sạch sẽ, trẻ khỏe như độ tuổi thanh niên, mọi người có thể bổ sung thêm 1 loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng tuần, đó chính là cà tím.

Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin C, vitamin K, chất chống ô xy hóa, mangan, folate, kali và nhiều loại khoáng chất khác. Trong đó, có những dưỡng chất giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Cà tím còn giàu vitamin P, giúp tăng cường độ đàn hồi của thành mao mạch, giảm nguy cơ vỡ hoặc rò rỉ mạch máu. Chất saponin trong cà tím giúp giảm cholesterol, cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ cục máu đông.

photo-1723436876174

Ngoài ra, còn có các thực phẩm cũng đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe mạch máu như:

Bưởi: Bưởi giàu vitamin C, A, kali, canxi và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ thị lực và duy trì sức khỏe xương. Đặc biệt, bưởi chứa flavonoid giúp giảm độ đặc của máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. 

Hành tây: Hành tây chứa các hợp chất lưu huỳnh và flavonoid, giúp giảm mỡ máu, đặc biệt là LDL cholesterol (cholesterol "xấu"), giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cục máu đông. 

photo-1723350031558

Nguồn ảnh: Aboluowang

Gừng: Gừng chứa gingerol và curcumin, giúp giảm độ đặc của máu, ngăn ngừa tụ tập tiểu cầu, giảm nguy cơ cục máu đông, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ghi nhớ 3 điều để mạch máu khỏe mạnh từ bên trong

Vận động

Tránh ngồi hoặc nằm lâu, nên đứng dậy, đi lại, tập thể dục đều đặn như đi bộ nhanh, chạy chậm, bơi lội để thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.

Ăn uống

Chọn thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để giảm cholesterol và triglyceride máu, giảm nguy cơ cục máu đông.

Khám sức khỏe

Đi khám định kỳ, nhất là khi có yếu tố nguy cơ như tuổi tác, bệnh lý nền. Xét nghiệm máu, siêu âm Doppler, chụp mạch để phát hiện sớm cục máu đông và điều trị kịp thời.

photo-1723350068822

Nguồn ảnh: Aboluowang

Sức khỏe mạch máu là nền tảng cho sức khỏe toàn diện. Hãy chú ý đến chế độ ăn uống, vận động và khám định kỳ để giữ cho mạch máu luôn thông suốt, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ