Những loại quả bạn nên chọn để bày mâm ngũ quả vừa hợp phong thuỷ vừa thêm ý nghĩa trong dịp Tết
Trong dịp Tết nguyên đán, theo truyền thống sẽ có những mâm ngũ quả thật đẹp được bày biện hướng lòng thành của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên. Hãy chọn những loại quả thật ý nghĩa giúp năm mới thêm cát lành.
Nhắc đến mâm ngũ quả, mọi người thường nhắc tới nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Mâm ngũ quả không chỉ tượng trưng cho tấm lòng của con cháu dâng lên ông bà, tổ tiên cùng những thức quà đặc biệt trong ngày Tết mà còn là mong muốn của mọi người dành cho tổ ấm, với niềm hy vọng một năm mới an lành, thịnh vượng.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Theo phong thủy phương Đông, mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ thường sẽ có mâm ngũ quả cúng ông bà, tổ tiên. Ngũ quả thể hiện cho 4 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mâm ngũ quả mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo, mong ước những điều tốt lành trong năm mới. Mỗi vùng miền lại chọn lựa những loại quả khác nhau.
Mâm ngũ quả còn được xem là biểu tượng của thành quả sau một năm lao động miệt mài. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức được chắt chiu để đến mùa xuân nắng ấm, lựa dịp tốt lành để thành kính dâng lên tổ tiên.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Miền Bắc thường sẽ có 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Chuối là loại quả chiếm vị trí quan trọng trong cách bài trí mâm ngũ quả ngày tết. Chuối tượng trưng cho bàn tay ngửa lên, bao bọc sự bình an, đa phúc lộc. Màu xanh của chuối tượng trưng cho mùa xuân, sự tinh túy của đất trời, cho niềm hy vọng về một năm mới nhiều may mắn, tài lộc.
Bưởi hoặc Phật thủ bày mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa cầu mong trời Phật ban lộc, may mắn, thịnh vượng.
Cam, quýt, hồng, mận… Là những loại quả tượng trưng cho bốn mùa ở miền Bắc với mong muốn suốt năm gia đình sẽ được no đủ, hạnh phúc.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có chuối, quýt...
Mâm ngũ quả tượng trưng cho đủ đầy, phúc lộc trong năm mới.
Các loại quả được bày biện khéo léo, hài hòa.
Đu đủ và sung là các loại quả được đặt lên bàn thờ gia tiên với ước vọng sung túc, đủ đầy, tránh gặp bần hàn, khó khăn trong năm mới.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường đặt nải chuối dưới cùng tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng những gì tinh túy nhất của mùa xuân. Thứ hai là Phật thủ hoặc bưởi màu vàng tượng trưng cho hành Thổ với cầu mong trời ban phúc lộc. Thứ ba là các quả màu đỏ, màu trắng tượng trưng cho hành Hỏa, hành Kim, quả màu đen như mận, hồng xiêm tượng trưng cho hành Thủy…
Mâm ngũ quả của người miền Trung
Người miền Trung sống ở vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, vốn ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết rơi vào mùa đông khắc nghiệt, hoa quả thường không có nhiều nên thường sẽ chọn những loại quả đẹp, mâm ngũ quả miễn sao đẹp mắt để thể hiện năm mới đủ đầy, trọn vẹn và hạnh phúc.
Mâm ngũ quả của người miền Trung là sự giao thoa văn hóa của người miền Bắc và miền Nam.
Mâm ngũ quả đẹp mắt.
Mâm ngũ quả của người miền Nam
Trong dịp Tết cổ truyền, người miền Nam thường cầu kỳ hơn trong việc chọn quả bày biện cúng gia tiên. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, có thể thêm dứa ở dưới đế để thể hiện sự vững trãi. Đặc biệt, mâm ngũ quả không thể thiếu cặp dứa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người dân nơi đây.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có dưa hấu, dừa...
Dứa, táo, nho trong mâm ngũ quả của người miền Nam.
Mâm ngũ quả dù là ở miền nào vẫn không thể thiếu trong dịp Tết để thể hiện sinh động cho nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mâm ngũ quả trên bàn thờ là nơi hội tụ tinh túy của đất trời, của hồn quả hương cây với ý nguyện vạn vật bình an, tốt lành trong năm mới.