Xúc động khoảnh khắc hoa hồng cài áo trong đại lễ Vu Lan
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở mỗi người bài học sâu sắc về chữ Hiếu.
Tối 17/8 (tức 11 tháng 7 âm lịch), gần 600 người đã tham gia đại lễ Vu Lan do nhóm Phật tử mang tên Sen Hà Nội tổ chức. Tại đại lễ, bài thuyết pháp về chữ hiếu, đạo làm con, nghi lễ rước hoa đăng và đặc biệt là nghi lễ "bông hồng cài áo" đã gây xúc động cho tất thảy người đến tham dự.
Các nữ Phật tử đến từ sớm, chuẩn bị kinh Vu Lan và đĩa giảng đạo để phát cho người dự lễ.
Nhiều trẻ em được bà hoặc cha mẹ đưa đến dự lễ.
Mẹ bé Vân Linh (học lớp 2 trường Phương Mai) chuẩn bị cho con hát chúc mừng Vu Lan.
Với những người làm cha, làm mẹ, đưa con đến dự lễ Vu Lan là một cách để dạy chúng về lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ từ khi còn nhỏ.
Hàng trăm khách mời đã đến dự lễ.
Giảng sư, Thượng tọa Thích Trí Chơn (chùa Hoằng Pháp, TP. Hồ Chí Minh) đã trò chuyện với những người tham dự đại lễ về sự tích ngày lễ Vu Lan, chữ Hiếu và cách thực hành chữ Hiếu. Ngày Vu Lan, ban đầu là ngày lễ của các Phật tử, nhưng sau đã trở thành ngày lễ chung của nhiều người Việt Nam, được coi là lễ báo hiếu, cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được siêu thoát và nhắc nhở những người may mắn còn cha còn mẹ thực hành sống thương yêu cha mẹ mình hơn nữa.
Ngày lễ ngày bắt nguồn từ một sự tích về ngày Bồ Tát Mục Kiền Liên. Đây là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật, là người thần thông quảng đại. Sau khi thành A La Hán, ông dùng thần thông kiếm tìm mẹ là bà Thanh Đề, muốn độ cho bà theo Phật. Do khi còn sống tham lam, ác độc, bà Thanh Đề bị đày xuống cõi ngạ quỷ (quỷ đói) vô cùng khổ sở.
Thương mẹ, Bồ Tát Mục Kiền Liên đem cơm xuống địa ngục để dâng mẹ. Khi được cơm, sợ kẻ khác trông thấy mà đến giành giật, bà Thanh Đề một tay che bát cơm, một tay bốc ăn. Tất cả cơm chưa kịp đưa vào miệng liền biến thành than hồng đỏ rực.
Ngài Mục Kiền Liên, tuy thần thông quảng đại cũng không thể cứu mẹ khỏi chốn ấy. Ngài cầu xin Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng, vào ngày trăng tròn tháng bảy, hãy sắm lễ vật và thỉnh chúng Tăng/ni (các nhà sư) để cúng dường, nhờ phước duyên và đức độ của chúng tăng và Phật tử thì mẹ Ngài sẽ được giải thoát. Bà Thanh Ðề sau đó đã được siêu thoát.
Chị Huyền (Vĩnh Tuy) phát hoa đăng cho mọi người. Hoa đăng được thắp lên để nhắc đến tích "biển lửa hóa hoa sen".
Mọi người chăm chú nghe giảng sư kể và giảng giải ý nghĩa câu chuyện Vu Lan.
.
Em bé chưa hiểu hết ý nghĩa Vu Lan, nhưng vẫn cung kính cầm hoa đăng, nghe giảng pháp.
Lễ dâng trà cũng gây xúc động.
Với ý nghĩa dâng tặng cha mẹ tấm lòng thơm thảo, những người con quỳ gối dâng trà lên đấng sinh thành.
Lễ Vu Lan được tổ chức ở nhiều quốc gia ảnh hưởng nền văn hóa Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… nhưng khác với các quốc gia khác, nghi lễ "bông hồng cài áo" chỉ có ở Việt Nam. Nghi lễ đặc biệt này được bắt đầu từ năm 1962, sau bài đoản văn gây xúc động của Thiền sư Nhất Hạnh và đã trở thành truyền thống trong mỗi mùa Vu Lan.
Các sư thầy, dù còn hay đã mất đấng song thân sẽ được cài hoa vàng, tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ và giải thoát. Những ai may mắn còn cả cha mẹ hoặc còn một trong hai người sinh thành sẽ được cài hoa màu hồng, những người cha mẹ đã khuất núi cả thì cài hoa trắng.
Những bông hoa hồng cũng được cài lên ngực áo. Hoa hồng tượng trưng cho may mắn của người còn cha mẹ...
... và hoa trắng như gọi xót xa về.
Nghi lễ bông hồng cài áo được cử hành, hàng trăm người, từ những người già, trung niên cho đến trẻ nhỏ, dù chưa hiểu hết ý nghĩa của bông hồng nơi ngực áo cũng xúc động. Nhiều người đã thổn thức khi chạm tay vào bông hoa màu hồng trên ngực áo, mỉm cười an lạc; cũng không ít người rơi lệ khi nhìn thấy đóa hồng màu trắng.
Người cha bâng khuâng khi con cái gài hoa trắng cho mình.
Em bé này thì hạnh phúc ngắm bông bồng trên ngực.
Cậu bé này nhìn bông hồng, rồi ngây thơ hỏi: "Sao áo bà có hoa màu trắng?"
Màu hoa trên áo khác nhau, nhưng tất thảy đều hướng về đấng sinh thành trong mùa hiếu hạnh.
Thượng tọa Thích Tuệ Chơn thắp lửa cho hoa đăng tỏa sáng.
Mỗi đài hoa như rọi ánh sáng, niềm tin vào lòng người tham dự.
Rước hoa đăng cho ánh sáng tỏa rộng, lung linh trong đêm và trong hồn mỗi người.
Có những người còn rất trẻ cũng đến dự lễ.
Chị An Phương, sống tại Cộng hòa Czech cũng về Hà Nội tham gia đại lễ.
Cậu bé này rất hiếu động nhưng rất nghiêm túc đợi tới luợt rước đèn.
Mỗi hoa đăng thả xuống tượng trưng cho một ý niệm tốt lành được gieo vào cõi u minh...
Các nữ Phật tử đến từ sớm, chuẩn bị kinh Vu Lan và đĩa giảng đạo để phát cho người dự lễ.
Nhiều trẻ em được bà hoặc cha mẹ đưa đến dự lễ.
Mẹ bé Vân Linh (học lớp 2 trường Phương Mai) chuẩn bị cho con hát chúc mừng Vu Lan.
Với những người làm cha, làm mẹ, đưa con đến dự lễ Vu Lan là một cách để dạy chúng về lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ từ khi còn nhỏ.
Hàng trăm khách mời đã đến dự lễ.
Ngày lễ ngày bắt nguồn từ một sự tích về ngày Bồ Tát Mục Kiền Liên. Đây là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật, là người thần thông quảng đại. Sau khi thành A La Hán, ông dùng thần thông kiếm tìm mẹ là bà Thanh Đề, muốn độ cho bà theo Phật. Do khi còn sống tham lam, ác độc, bà Thanh Đề bị đày xuống cõi ngạ quỷ (quỷ đói) vô cùng khổ sở.
Thương mẹ, Bồ Tát Mục Kiền Liên đem cơm xuống địa ngục để dâng mẹ. Khi được cơm, sợ kẻ khác trông thấy mà đến giành giật, bà Thanh Đề một tay che bát cơm, một tay bốc ăn. Tất cả cơm chưa kịp đưa vào miệng liền biến thành than hồng đỏ rực.
Ngài Mục Kiền Liên, tuy thần thông quảng đại cũng không thể cứu mẹ khỏi chốn ấy. Ngài cầu xin Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng, vào ngày trăng tròn tháng bảy, hãy sắm lễ vật và thỉnh chúng Tăng/ni (các nhà sư) để cúng dường, nhờ phước duyên và đức độ của chúng tăng và Phật tử thì mẹ Ngài sẽ được giải thoát. Bà Thanh Ðề sau đó đã được siêu thoát.
Chị Huyền (Vĩnh Tuy) phát hoa đăng cho mọi người. Hoa đăng được thắp lên để nhắc đến tích "biển lửa hóa hoa sen".
Mọi người chăm chú nghe giảng sư kể và giảng giải ý nghĩa câu chuyện Vu Lan.
Em bé chưa hiểu hết ý nghĩa Vu Lan, nhưng vẫn cung kính cầm hoa đăng, nghe giảng pháp.
Lễ dâng trà cũng gây xúc động.
Với ý nghĩa dâng tặng cha mẹ tấm lòng thơm thảo, những người con quỳ gối dâng trà lên đấng sinh thành.
Các sư thầy, dù còn hay đã mất đấng song thân sẽ được cài hoa vàng, tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ và giải thoát. Những ai may mắn còn cả cha mẹ hoặc còn một trong hai người sinh thành sẽ được cài hoa màu hồng, những người cha mẹ đã khuất núi cả thì cài hoa trắng.
Những bông hoa hồng cũng được cài lên ngực áo. Hoa hồng tượng trưng cho may mắn của người còn cha mẹ...
... và hoa trắng như gọi xót xa về.
Nghi lễ bông hồng cài áo được cử hành, hàng trăm người, từ những người già, trung niên cho đến trẻ nhỏ, dù chưa hiểu hết ý nghĩa của bông hồng nơi ngực áo cũng xúc động. Nhiều người đã thổn thức khi chạm tay vào bông hoa màu hồng trên ngực áo, mỉm cười an lạc; cũng không ít người rơi lệ khi nhìn thấy đóa hồng màu trắng.
Người cha bâng khuâng khi con cái gài hoa trắng cho mình.
Em bé này thì hạnh phúc ngắm bông bồng trên ngực.
Cậu bé này nhìn bông hồng, rồi ngây thơ hỏi: "Sao áo bà có hoa màu trắng?"
Màu hoa trên áo khác nhau, nhưng tất thảy đều hướng về đấng sinh thành trong mùa hiếu hạnh.
Sau lễ cài hoa lên áo, những đóa hoa đăng được thắp sáng bởi ngọn lửa trên Phật đài rồi rước quanh khu vực tổ chức. Hoa đăng tượng trưng cho tích "biển lửa hóa hồ sen", ý muốn nhắc những nỗi đau khổ, tham lam của cõi đời sẽ được biển đổi thành niềm vui an lạc, những phiền não của mẹ cha và chúng sinh sẽ được hóa giải, nếu mỗi chúng ta đem tấm lòng và sự hiểu biết của mình ra giúp đỡ họ.
Thượng tọa Thích Tuệ Chơn thắp lửa cho hoa đăng tỏa sáng.
Mỗi đài hoa như rọi ánh sáng, niềm tin vào lòng người tham dự.
Rước hoa đăng cho ánh sáng tỏa rộng, lung linh trong đêm và trong hồn mỗi người.
Có những người còn rất trẻ cũng đến dự lễ.
Chị An Phương, sống tại Cộng hòa Czech cũng về Hà Nội tham gia đại lễ.
Cậu bé này rất hiếu động nhưng rất nghiêm túc đợi tới luợt rước đèn.
Mỗi hoa đăng thả xuống tượng trưng cho một ý niệm tốt lành được gieo vào cõi u minh...