Xuất hiện hình thái 'đa thiên tai' rất nguy hiểm tại miền Trung
Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ở miền Trung xuất hiện hình thái “đa thiên tai” rất nguy hiểm. Miền Trung sẽ đón đợt mưa lớn trong những ngày tới.
Tại cuộc họp ứng phó với mưa lũ và áp thấp nhiệt đới mới vào biển Đông sáng 15/10, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hôm qua bão số 7 đã đi vào khu vực Nam Định-Thanh Háa, với sức gió chỉ cấp 7. Lượng mưa chỉ tập trung ở một số nơi ở Đồng bằng Bắc bộ và Hòa Bình, Nam Sơn La mưa khoảng 200mm, có nơi cao hơn.
Tuy nhiên, hoàn sau bão và kết hợp với không khí lạnh, mưa sẽ tiếp tục hôm nay và ngày mai. Khu vực Đông Bắc và Thanh Hóa 100-150 mm, khu vực Quảng Ninh khoảng 150-200 mm, Đồng bằng sông Hồng và Hòa Bình 50-100 mm.
Liên quan đến áp thấp nhiệt đới mới nhất, ông Khiêm cho biết, sáng nay cơn này đã vào biển Đông, tốc đi nhanh, kết hợp với các tình hình thế đang tồn tại gây nên một hình thế kết hợp đa thiên tai.
Cụ thể, hiện có giải hội tụ nhiệt đới vắt qua Trung Trung Bộ. Tiếp đó, ngày 16-17/10, tiếp tục tăng cường không khí lạnh, sẽ ảnh hưởng sâu xuống các tỉnh Trung Trung Bộ.
Chưa kể, một áp cao cận nhiệt đới cũng sẽ gây nhiễu động gió động trên cao, thường kết hợp với không khí lạnh và giải hội tụ nhiệt đới thường gây mưa rất lớn, kéo dài ở miền Trung.
Theo ông Khiêm, cơ quan khí tượng nhận định, với áp thấp nhiệt đới mới vào biển Đông, chỉ khoảng 50-60% là hình thành bão.
“Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới kết hợp với các hình thế thiên tai trên có thể gây tác động lớn, có quyết định hình thành bão hay không”, ông Khiêm nói.
“Thời tiết ở huyện Phong Điền hiện không mưa, sáng nay có mưa nhưng bé, chỉ dưới 50 mm. Tối nay sẽ có mưa quay trở lại. Hiện Trung tâm Dự báo đang phối hợp với Đài khí tượng Thừa Thiên-Huế tiếp tục cập nhật về tình hình thời tiết ở khu vực này. Hiện sức gió đang 3-4 m/giây”, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia
Ông Khiêm lưu ý, từ hôm nay và hai ba ngày tới, cần lưu ý gió mạnh trên biển Đông, cần có kế hoạch hướng dẫn tàu thuyền di chuyển, trú trách. Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cho biết, áp thấp nhiệt đới/bão này có thể gây đợt mưa kéo dài đến ngày 19-20/10.
Mưa lớn ở các tỉnh Hà Tĩnh- Quảng Bình 400-700 mm, có nơi trên 700 mm, trong đó tập trung mưa ngày 17-19/10. Các tỉnh Quảng Trị- Thừa Thiên-Huế có mưa 300-500 mm, có nơi trên 500 mm. Còn vùng Đà Nẵng-Phú Yên 200-400 mm, mưa có thể kết thúc sớm hơn so với khu vực Thừa Thiên-Huế đến Hà Tĩnh.
Ngoài ra, từ ngày 21 đến 23/10, ở khu vực Bắc và Trung Trung bộ do không khí lạnh và nhiễm động gió đông, nên vẫn có thể gây mưa 50-150 mm.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, với các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, cần tận dụng trong ngày 15-16/10 để thoát nước nhanh trước khi đón đợt mưa lũ mới.
Đặc biệt là khu vực, tận dụng thời tiết đang mưa ít để triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn tại khu vực Rào Tranh 3.
Bộ trưởng Cường cũng lưu ý các địa phương tập trung khôi phục đời sống, sản xuất cho bà con sau lũ đồng thời sẵn sàng phương án để đón đợt mưa lũ mới dự kiến sẽ xảy ra ở khu vực miền Trung trong những ngày tới.
“Bài học năm 2016, lũ chồng lũ, ở Bình Định 11 huyện thị ngập hết không cón chỗ nào mà đứng”, ông Cường và lưu ý các địa phương về “4 tại chỗ” mà vụ thủy điện Rào Trăng 3 là một bài học vô cùng đắt giá.
Ông Cường cảnh báo, cần vận hành hồ chứa một cách hợp lý nhằm hạn chế thiệt hại. “Vừa rồi, rất may có hồ thủy lợi Tả Trạch, cắt lũ hợp lý được 3 đợt lũ trong 9 ngày, giảm thiểu thiệt hại cho Thừa Thiên-Huế, trong khi đó các thủy điện như Hương Điền, Bình Điền không có dung tích cắt lũ”, ông Cường nói.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng yêu cầu các lực lượng sớm khắc phục 2 đoạn còn ách tắc giao thông tại nhánh Tây đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 49 vào Thừa Thiên Huế (các quốc lộ khác và đường sắt đã thông tuyến).
Vẫn tìm kiếm thấy 13 người mất tích khi đi cứu hộ ở Rào Trăng 3
Đại tá Nguyễn Xuân Dũng, Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, liên quan đến sáng 15/10, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn chưa tìm thấy 13 người mất tích do sạt lở tại trạm kiểm lâm 67 (Thừa Thiên-Huế).
Theo Đại tá Dũng, công tác tìm kiếm cứu nạn ở khu vực Sông Trăng 3 được triển khai với phương châm quyết tâm nhất, nhanh nhất, sử dụng các thiết bị tốt nhất cả máy báy, thủy nội địa và đất liền. Hơn 1.000 người được huy động, trong đó 600 cán bộ, chiến sỹ quân đội và 400 người dân địa phương và lực lượng khác.
Quân đội đã điều 3 trực thăng trinh sát, phối hợp với mặt đất, thả hàng cứu trợ khu vực thủy điện Rào Trăng, A Lin B2. Hôm qua, các lực lượng đã tiếp cận khu vực được trạm kiểm lâm 67 và đến sáng 15/10 vẫn chưa tìm thấy người mất tích.