Xót xa những Trung thu “khuyết” ánh trăng
Trung thu vốn là ngày Tết của trẻ nhỏ, Tết của niềm vui đoàn viên, hội ngộ. Nhưng vẫn còn đó những đứa trẻ không được hưởng trọn vẹn niềm vui phá cỗ trông trăng, bởi năm nay, các em đón Trung thu trong bệnh viện.
Sáng 29/9, Khoa Thalassemia, bệnh viện Huyết học – Truyền máu Trung ương nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Một nhóm bạn trẻ đã cùng nhau tổ chức chương trình “Trung thu hồng” cho các bệnh nhân nhí tại đây. Hàng trăm bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo đã tạm quên đi nỗi đau về thể xác để vui cười, tham gia chơi trò chơi, phá cỗ Trung thu cùng các anh chị tình nguyện viên.
Từ 8 giờ sáng, mấy em bé đã nhấp nhổm sang phòng học Nhân ái – tâm điểm của “bữa tiệc” Trung thu – xem các tình nguyện viên chuẩn bị tiệc. Có bé dạn dĩ chạy vào làm quen, một vài bé nhát hơn thì thập thò ngoài cửa, nửa như muốn vào chơi, nửa sợ người lạ. Nhiều bệnh nhi đang truyền dịch phải nằm trong phòng, nghe tiếng rộn rã bên ngoài cũng nôn nóng muốn chạy ra ngoài tham gia cùng các bạn.
Bé Vũ Đại Thành (Thái Thụy, Thái Bình) được chẩn đoán bị bạch cầu cấp đã là “người quen” của bệnh viện từ Tết. Chứng kiến cảnh con mạnh dạn vào giúp đỡ các tình nguyện viên, mẹ bé, chị Bùi Thị Trầm không cầm được nước mắt. Chị cho biết, cuối năm ngoái, bé bị nổi cục ở cổ, hai vợ chồng chị đưa con đi khám ở bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh mà không phát hiện ra bệnh. Anh chị chuyển bé đến bệnh viện K và cuối cùng dừng chân ở viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Cùng với bé Thành, nhiều bệnh nhi khác rất rạng rỡ khi được đón Trung thu với những chùm bóng bay sặc sỡ, những món quà, đồ chơi và những trò chơi tập thể sôi động. Những nụ cười và niềm vui Trung thu đã giúp các bé vơi bớt nỗi đau đang gặm nhấm những thân hình bé nhỏ.
Bé Vân (5 tuổi) khoe: “Năm ngoái con ở nhà, đi rước đèn Trung thu, xem múa lân cùng bạn, vừa ngắm trăng tròn vừa phá cỗ. Vui ơi là vui! Năm nay con không được ngắm trăng, nhưng có nhiều bạn hơn, lại được các cô chú hát cho nghe, tặng quà nữa, con thích lắm!”
Không nhập hội cùng các bạn, bé Thành (quê Nghệ An) trầm tư ngồi ở góc nhà, thở dài như một người từng trải. Nghe cái cách bé kể chuyện gia đình, khó ai có thể tin, cậu bé này chỉ mới lên 6.
“Ba con chết rồi, chết vì ung thư gan. Mẹ con đi làm ở xa, con ở viện với bà ngoại. Con cũng bị ung thư, là ung thư máu đó. Em trai con mới hơn 1 tuổi, chưa biết nói đâu, nhưng quậy lắm, không chịu chơi chung mà tối ngày đập bạn không à. Mỗi lần về nhà, con cũng nói em không được làm vậy, nhưng em chưa hiểu.” - Thành trầm ngâm.
Bố mẹ những bệnh nhi cho biết, mấy hôm nay có nhiều người đến thăm, cho quà, bày trò chơi cho các bé, nên chúng hay cười đùa, ít quấy khóc hơn mọi khi. Những ngày thường, cứ khoảng 8 – 9 giờ sáng và 7 – 8 giờ tối, âm thanh rõ rệt nhất lan khắp cả khu bệnh là những tiếng khóc kêu đau, tiếng nài nỉ “đừng tiêm con nữa, đau lắm” nghe nhói lòng.
Ngay gần khu “tiệc tùng” là phòng bệnh của các bệnh nhân nhỏ tuổi khác. Nhiều bé đang truyền dịch, sức khỏe yếu nên không ra chơi cùng các bạn được.
Bé Lê Thị Kim Anh đang truyền dịch trong phòng bệnh, nghe tiếng cười nói bên ngoài, tủi thân quay mặt vào tường khóc. Mẹ bé phải dỗ mãi, bé mới chịu cho mẹ sang xin các cô chú mấy quả bóng bay, vì “con đã được cho quà rồi, mẹ đừng lấy thêm gì nữa, phải để dành cho các bạn khác.”
Bé Bùi Hiền Linh (8 tuổi) cùng mẹ từ Quảng Trị ra chữa bệnh cũng không ra chơi được cùng các bạn, dù phòng Linh ngay sát “hội trường”. Linh mải mê thêu một bức tranh chữ thập, và khoe: “Thêu tranh không khó đâu, bác sĩ Phúc mua tặng con và hướng dẫn con làm một lần là con biết luôn đó.”
Linh kể thêm: “Ở nhà có con với mẹ thôi, bố đi làm ở Lào, xa lắm. Con ở bệnh viện quen rồi, mà cũng vui lắm. Đầu tuần bác sĩ sẽ coi (khám) cho con, nếu khá lên con sẽ được về nhà. Nhưng con muốn ở đây chơi với các bác sĩ và bạn bè à”. Mẹ bé nhòa lệ khi nghe con nói, vội đỡ lời: “Con phải mong khỏi hẳn bệnh, chỉ quay lại để chơi thôi nha, không phải chữa bệnh nữa đó!”
Những nụ cười, những câu chuyện ngây ngô trẻ thơ cũng làm ấm lòng những người thiện nguyện. Bạn Quỳnh Trang, học sinh trường THPT Đông Đô cho biết, bạn rất mê làm công tác xã hội. Đây là lần đầu bạn tham gia chương trình, và bạn thấy rất vui.
Nguyễn Thu Hà, sinh viên Đại học Arena, người phụ trách trang trí bữa tiệc cũng cho biết, bạn rất hạnh phúc khi được góp phần mang lại nụ cười, san sẻ nỗi đau cho các bệnh nhân nhỏ tuổi ở viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Và vẫn còn đó, những nỗi buồn len vào niềm hân hoan ngày hội trăng rằm.
Một tình nguyện viên kể với chúng tôi, trước khi đến, các bạn đã chuẩn bị đủ quà và đem trao tận tay cho tất cả bệnh nhân nhí. Nhưng có một vài túi quà không có người nhận, vì những chủ nhân của nó đã đột ngột ra đi trước khi kịp đón Trung thu…
Cùng trang trí “phòng tiệc”
Từ 8 giờ sáng, mấy em bé đã nhấp nhổm sang phòng học Nhân ái – tâm điểm của “bữa tiệc” Trung thu – xem các tình nguyện viên chuẩn bị tiệc. Có bé dạn dĩ chạy vào làm quen, một vài bé nhát hơn thì thập thò ngoài cửa, nửa như muốn vào chơi, nửa sợ người lạ. Nhiều bệnh nhi đang truyền dịch phải nằm trong phòng, nghe tiếng rộn rã bên ngoài cũng nôn nóng muốn chạy ra ngoài tham gia cùng các bạn.
Nụ cười rạng rỡ của các bệnh nhi
Bé Vũ Đại Thành (Thái Thụy, Thái Bình) được chẩn đoán bị bạch cầu cấp đã là “người quen” của bệnh viện từ Tết. Chứng kiến cảnh con mạnh dạn vào giúp đỡ các tình nguyện viên, mẹ bé, chị Bùi Thị Trầm không cầm được nước mắt. Chị cho biết, cuối năm ngoái, bé bị nổi cục ở cổ, hai vợ chồng chị đưa con đi khám ở bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh mà không phát hiện ra bệnh. Anh chị chuyển bé đến bệnh viện K và cuối cùng dừng chân ở viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Hồn nhiên cùng phá cỗ…
… dù không thể rời những túi hóa chất
Cùng với bé Thành, nhiều bệnh nhi khác rất rạng rỡ khi được đón Trung thu với những chùm bóng bay sặc sỡ, những món quà, đồ chơi và những trò chơi tập thể sôi động. Những nụ cười và niềm vui Trung thu đã giúp các bé vơi bớt nỗi đau đang gặm nhấm những thân hình bé nhỏ.
Bà và cháu cùng vui
Cùng làm nghé ọ nào!
Cùng làm nghé ọ nào!
Bé Vân (5 tuổi) khoe: “Năm ngoái con ở nhà, đi rước đèn Trung thu, xem múa lân cùng bạn, vừa ngắm trăng tròn vừa phá cỗ. Vui ơi là vui! Năm nay con không được ngắm trăng, nhưng có nhiều bạn hơn, lại được các cô chú hát cho nghe, tặng quà nữa, con thích lắm!”
Người mẹ cười khi thấy con vui
“Mỗi quả bóng là một điều ước, con có 3 điều ước đó mẹ”
Bóng bay cùng những ước mơ
Không nhập hội cùng các bạn, bé Thành (quê Nghệ An) trầm tư ngồi ở góc nhà, thở dài như một người từng trải. Nghe cái cách bé kể chuyện gia đình, khó ai có thể tin, cậu bé này chỉ mới lên 6.
Bé Thành ngồi chơi cùng các tình nguyện viên
“Ba con chết rồi, chết vì ung thư gan. Mẹ con đi làm ở xa, con ở viện với bà ngoại. Con cũng bị ung thư, là ung thư máu đó. Em trai con mới hơn 1 tuổi, chưa biết nói đâu, nhưng quậy lắm, không chịu chơi chung mà tối ngày đập bạn không à. Mỗi lần về nhà, con cũng nói em không được làm vậy, nhưng em chưa hiểu.” - Thành trầm ngâm.
Trong các phòng bệnh, Trung thu cũng đã về sớm…
… với những chùm bóng bay, đèn ông sao,
… những quà bánh, trò chơi…
…và tiếng cười hồn nhiên của con trẻ.
Bố mẹ những bệnh nhi cho biết, mấy hôm nay có nhiều người đến thăm, cho quà, bày trò chơi cho các bé, nên chúng hay cười đùa, ít quấy khóc hơn mọi khi. Những ngày thường, cứ khoảng 8 – 9 giờ sáng và 7 – 8 giờ tối, âm thanh rõ rệt nhất lan khắp cả khu bệnh là những tiếng khóc kêu đau, tiếng nài nỉ “đừng tiêm con nữa, đau lắm” nghe nhói lòng.
Ngay gần khu “tiệc tùng” là phòng bệnh của các bệnh nhân nhỏ tuổi khác. Nhiều bé đang truyền dịch, sức khỏe yếu nên không ra chơi cùng các bạn được.
Xót xa nhìn con chơi bóng
Bé Lê Thị Kim Anh đang truyền dịch trong phòng bệnh, nghe tiếng cười nói bên ngoài, tủi thân quay mặt vào tường khóc. Mẹ bé phải dỗ mãi, bé mới chịu cho mẹ sang xin các cô chú mấy quả bóng bay, vì “con đã được cho quà rồi, mẹ đừng lấy thêm gì nữa, phải để dành cho các bạn khác.”
Mùa Trung thu thứ hai của em bé này diễn ra trong phòng bệnh
Bé Bùi Hiền Linh (8 tuổi) cùng mẹ từ Quảng Trị ra chữa bệnh cũng không ra chơi được cùng các bạn, dù phòng Linh ngay sát “hội trường”. Linh mải mê thêu một bức tranh chữ thập, và khoe: “Thêu tranh không khó đâu, bác sĩ Phúc mua tặng con và hướng dẫn con làm một lần là con biết luôn đó.”
Bé Hiền Linh
Linh kể thêm: “Ở nhà có con với mẹ thôi, bố đi làm ở Lào, xa lắm. Con ở bệnh viện quen rồi, mà cũng vui lắm. Đầu tuần bác sĩ sẽ coi (khám) cho con, nếu khá lên con sẽ được về nhà. Nhưng con muốn ở đây chơi với các bác sĩ và bạn bè à”. Mẹ bé nhòa lệ khi nghe con nói, vội đỡ lời: “Con phải mong khỏi hẳn bệnh, chỉ quay lại để chơi thôi nha, không phải chữa bệnh nữa đó!”
Không được ra ngoài chơi, hai cô bé túm tụm chơi điện tử với nhau
Những nụ cười, những câu chuyện ngây ngô trẻ thơ cũng làm ấm lòng những người thiện nguyện. Bạn Quỳnh Trang, học sinh trường THPT Đông Đô cho biết, bạn rất mê làm công tác xã hội. Đây là lần đầu bạn tham gia chương trình, và bạn thấy rất vui.
Nguyễn Thu Hà, sinh viên Đại học Arena, người phụ trách trang trí bữa tiệc cũng cho biết, bạn rất hạnh phúc khi được góp phần mang lại nụ cười, san sẻ nỗi đau cho các bệnh nhân nhỏ tuổi ở viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Và vẫn còn đó, những nỗi buồn len vào niềm hân hoan ngày hội trăng rằm.
Cậu bé 2 tuổi này còn yếu, chưa dậy được để chơi đèn ông sao
Một tình nguyện viên kể với chúng tôi, trước khi đến, các bạn đã chuẩn bị đủ quà và đem trao tận tay cho tất cả bệnh nhân nhí. Nhưng có một vài túi quà không có người nhận, vì những chủ nhân của nó đã đột ngột ra đi trước khi kịp đón Trung thu…