Ấn Độ:

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm

Nguyệt Nguyễn (Theo DM),
Chia sẻ

Cậu bé 9 tuổi tật nguyền bị trói chân vào trạm xe buýt giữa cái nóng mùa hè mỗi khi bà phải đi kiếm ăn và nằm đó cả ngày dưới con mắt thờ ơ của người qua đường.

Lakhan Kale không thể nghe hay nói chuyện do bị bại não và động kinh. Chính vì vậy, bà của bé thường trói chân em tại một trạm xe buýt ở Mumbai, Ấn Độ trong khi đi bán hoa và đồ chơi trên đường phố.

"Tôi còn có thể làm gì khác đây? Thằng bé không thể nói, vì vậy làm thế nào nó có thể hỏi người khác nếu bị lạc", bà Shakhubai Kale, 66 tuổi, bà của cậu bé Lakhan nói. Bà Shakhubai là người vô gia cư và đã nuôi cháu mình lớn lên trên con phố gần một trạm xe buýt.

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 1
Lakhan Kale bị trói chân vào một chiếc khung sắt tại trạm dừng xe bus ở Mumbai

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 2
Bức ảnh cậu bé được đăng tải trên một tờ báo địa phương đã làm dấy lên lo ngại từ các nhà hoạt động xã hội và cảnh sát.

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 3
Cậu bé nằm đó cả ngày trước ánh mắt thờ ơ của người qua đường

Bố của Lakhan qua đời cách đây vài năm và mẹ của bé đã bỏ gia đình đi. Bà Shakhubai cho hay Lakhan có xu hướng đi lang thang và không ai có thể ngăn cản cậu bé lạc vào giữa dòng xe cộ khi bà và cô cháu gái Rekha, 12 tuổi, đang đi kiếm ăn.

Vào buổi tối, bà Shakhubai sẽ buộc chân cháu vào chân mình và ngủ trên vỉa hè. Chỉ bằng cách này, bà mới ngăn được Lakhan đi lang thang mất.

Một bức ảnh cậu bé Lakhan bị trói chân xuất hiện trên một tờ báo địa phương vào tuần trước đã làm dấy lên lo ngại từ các tổ chức từ thiện và cảnh sát. Cậu bé sau đó đã được đưa vào một cơ sở chăm sóc của chính phủ.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội cũng cho hay, những hoàn cảnh tương tự không phải là hiếm gặp ở Ấn Độ, nơi người khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt, cũng như thiếu thốn phương tiện hỗ trợ họ.

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 4
Bà Sakhubai Kale đã nuôi cháu mình lớn lên trên phố

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 5
Cha của cậu bé đã qua đời còn mẹ thì bỏ gia đình đi

"Tôi chỉ là một bà già cô đơn. Sẽ chẳng có ai chú ý tới tôi nếu không có bài báo đó. Thằng bé từng được học ở một trường đặc biệt nhưng họ đã trả nó lại sau đó", bà Shakhubai buồn bã cho hay.

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 6

Các nhà hoạt động xã hội cho biết, tại Ấn Độ có khoảng từ 40 đến 60 triệu người tật nguyền thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn tương tự và họ cần sự giúp đỡ rất lớn từ chính phủ, đặc biệt là sự cấp thiết phải có những trung tâm cư trú cho những đứa trẻ như Lakhan.

Xót xa bà trói cháu 9 tuổi tật nguyền vào trạm xe buýt mỗi khi đi làm 7
Rất nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh tương tự như Lakhan ở Ấn Độ

Trong khi đó, bà của Lakhan vẫn tiếp tục sống qua ngày trên vỉa hè với bánh mỳ và nước lọc sau khi chia tay cháu trai. Bà hy vọng có thể thường xuyên gặp cháu sau khi nhận được thẻ nhận diện cho phép bà tới thăm trung tâm.
Chia sẻ