Xét nghiệm ADN với 4 đứa con, người chồng sốc khi phát hiện bí mật 15 năm của vợ

Bảo Nam,
Chia sẻ

Sau khi mang mẫu tóc của các con đi xét nghiệm ADN, người đàn ông rơi vào nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực.

Mới đây, chị Nguyễn Thị Mai Anh (một Life coach chuyên nghiệp tại Hà Nội) chia sẻ trong quá trình tư vấn, chị tiếp nhận trường hợp một người đàn ông 40 tuổi (quê Bắc Ninh) gặp các vấn đề về tâm lý rất phức tạp.

Người đàn ông chia sẻ đã cưới vợ được 15 năm, có với nhau 4 người con (3 gái, 1 trai). Khi các con càng lớn, nhiều người nhận xét các con không giống bố, thậm chí mỗi bé mỗi nét khác nhau. Khi bí mật mang mẫu tóc của các con đi xét nghiệm ADN, anh sốc khi biết chỉ có duy nhất 1 cô con gái là cùng huyết thống với mình.

Choáng hơn khi 3 đứa trẻ còn lại mỗi đứa có một người bố khác nhau, đồng thời người vợ thừa nhận ngoại tình nhưng cô cũng không thể xác định chính xác cha của mỗi đứa trẻ là ai.

Xét nghiệm ADN với 4 đứa con, người chồng sốc khi phát hiện bí mật 15 năm của vợ - Ảnh 1.

Life coach Nguyễn Thị Mai Anh

Sau nhiều cuộc cãi vã, người vợ không thể chịu nổi sự dằn vặt của chồng và hàng xóm xung quanh nên quyết định đưa các con ra ngoài sống. Khi vợ bỏ đi, người chồng có nhiều cảm xúc tiêu cực nên quyết định tìm đến Life coach với hy vọng tìm được giải pháp cho cuộc sống của mình.

Trong quá trình tư vấn, chị Mai Anh nhận thấy người đàn ông này cùng lúc có dấu hiệu của 2 chứng bệnh tâm lý, đó là:

- Trầm cảm: Sau cú sốc quá lớn, người đàn ông rơi vào các trạng thái cảm xúc tiêu cực, cảm thấy đau khổ, suy sụp, căm phẫn vì bị người vợ đã chung sống bao nhiêu năm phản bội...

- Bất hòa nhận thức: Nhiều mâu thuẫn nội tâm xảy ra cao trào, có khi muốn làm tổn thương người vợ phản bội và những người con không phải máu mủ của mình. Nhưng có lúc lại thương cảm vì những đứa trẻ mà mình từng coi là con... Nửa muốn chấm dứt, nửa muốn hàn gắn với vợ.

Sau quá trình dài tư vấn bởi Life coach, người đàn ông nhìn nhận lại những chuyện đã qua. Thừa nhận không thể quên và tha thứ cho sự dối lừa của vợ nên đã quyết định đi xa làm việc một thời gian để bình tâm suy nghĩ.

Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Xét nghiệm ADN với 4 đứa con, người chồng sốc khi phát hiện bí mật 15 năm của vợ - Ảnh 3.

Hình minh họa

Bệnh trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Nhiều người nghĩ trầm cảm chỉ xảy ra ở phụ nữ, tuy nhiên tình trạng này vẫn xảy ra ở nhiều nam giới, nhất là những người ly thân, ly dị, thất nghiệp...

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Đối với những trường hợp bị trầm cảm ở mức độ nhẹ, có thể chưa cần sử dụng thuốc và tình trạng không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, họ cần được sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia y tế, vì nếu không được chữa trị, tình trạng trầm cảm có khả năng trở nên tồi tệ hơn.

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh khác như bệnh tim mạch, bệnh dạ dày và rối loạn chức năng tuyến giáp.

Các yếu tố có thể gây ra trầm cảm thường bao gồm: Những tổn thương tinh thần, bệnh lý não, sử dụng chất gây nghiện hay các tác nhân có ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Bất hòa nhận thức là gì?

Xét nghiệm ADN với 4 đứa con, người chồng sốc khi phát hiện bí mật 15 năm của vợ - Ảnh 4.

Hình minh họa

Bất hòa nhận thức (cognitive dissonance) miêu tả tình trạng 1 người gặp mâu thuẫn giữa niềm tin và hành động thực tế. Sự bất hòa này buộc họ phải chọn một trong hai: thay đổi niềm tin hoặc thay đổi hành động để giảm đi mức độ bức bối do trạng thái này gây ra.

Một số dấu hiệu của sự bất hòa về nhận thức bao gồm: Đặt câu hỏi về những quyết định mình đã đưa ra. Cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ vì những quyết định hoặc niềm tin của mình. Khó hợp lý hóa hoặc biện minh cho hành động của bạn hoặc hành động của người khác.

Theo chị Mai Anh, như trường hợp của người đàn ông trên, có lúc anh ta rất căm phẫn, hận vợ, nhưng có khi lại tự nghĩ ra các lý do để biện minh, tha thứ cho vợ. Chỉ được một thời gian ngắn, suy nghĩ và niềm tin của người chồng này thay đổi. Sự thay đổi liên tục về cảm xúc khiến anh mệt mỏi, có nhiều quyết định mâu thuẫn.

Nguyên nhân gây bất hòa nhận thức thường là do áp lực xã hội, gặp 1 cú sốc trong cuộc sống không thể chấp nhận... Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Chia sẻ