Hôm nay sẽ có nguyệt thực toàn phần
Tại Việt Nam, có thể quan sát được nguyệt thực ở nửa tối vào cuối giờ chiều nay (21.12).
Theo NASA, khu vực Stargazers ở Bắc Mỹ và một phần Nam Mỹ là nơi có thể xem trọn vẹn hiện tượng nhật thực cuối cùng của năm 2010. Đây là lần đầu tiên nguyệt thực toàn phần lập lại tại đây kể từ cuối năm 1638.
Ảnh Minh họa. Nguồn Nat.Geo
Mặt trăng sẽ "cắn" vào Trái đất một phần, nửa phần và toàn phần vào khoảng 2 giờ 41 phút đêm 21.12 (theo giờ Mỹ). Hiện tượng này kéo dài khoảng 70 phút.
Ở các nước châu Âu, Đông Phi, Bắc và Đông Á, chỉ có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực một phần.
Nguyệt thực hoàn toàn vô hại, không hề có một "thế lực bóng tối" ở phía sau
như những lời đồn đại tại nhiều quốc gia Châu Á. Ảnh Minh họa, nguồn Nat.Geo
như những lời đồn đại tại nhiều quốc gia Châu Á. Ảnh Minh họa, nguồn Nat.Geo
Riêng tại Việt Nam, vào khoảng 16 giờ đến 17 giờ sẽ có nguyệt thực một phần ở nửa tối. Tuy nhiên, tại miền Bắc, trời đang mùa đông, có mưa và sương mù, cùng với việc trời tối nhanh nên rất khó có thể quan sát được rõ nét hiện tượng này.
Khác với nguyệt thực toàn phần hoặc một phần, nguyệt thực nửa tối là khi Mặt Trăng đã đi ra khỏi bóng của trái đất và tiến đến vùng nửa tối, nên vẫn nhận được một phần ánh sáng.
Lúc này trăng không tối và đỏ như nguyệt thực toàn phần hay một phần mà chỉ tối hơn, đỏ hơn.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất. Khác với nhật thực, nguyệt thực kéo dài lâu hơn do bóng của trái đất khá lớn so với mặt trăng.