WHO chính thức công bố COVID-19 là đại dịch

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Mới đây, trên tài khoản Twitter chính thức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm phổi cấp do SARS-CoV-2 là đại dịch.

Đêm ngày 11/3 theo giờ Việt Nam, tài khoản Twitter chính thức của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chia sẻ thông báo công bố sự bùng phát của dịch viêm phổi cấp do SARS-CoV-2 là đại dịch.

Theo ông Tedros Adhanom - Tổng giám đốc WHO: "WHO đã xem xét và đánh giá kĩ lưỡng về dịch bệnh này. Chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng đáng báo động của nó. Chính vì thế, chúng tôi đã đưa ra đánh giá rằng Covid-19 có thể được xem là một đại dịch".

Nóng: WHO chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình thông báo của WHO trên chính thức.

Theo WHO giải thích, đại dịch có thể được định nghĩa là "sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới" có ảnh hưởng đến một số lượng lớn người. Không có tiêu chí cứng nhắc nào về nói về mức độ nguy hiểm của bệnh hoặc số lượng người chết vì nó. Theo WHO, đại dịch chủ yếu nói về mức độ lây lan của bệnh hơn là mức độ nguy hiểm của nó.

Trước đó, trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng ngày 31/1 (theo giờ Việt Nam) ở Geneva (Thụy Sĩ), WHO đã tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu". Động thái này của WHO diễn ra khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi cấp đã lên đến hơn 8.200 ca, vượt qua số ca nhiễm SARS (Hội chứng Hô hấp cấp nặng) giai đoạn 2002-2003. 

Nóng: WHO chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch - Ảnh 2.

Ông Tedros Adhanom - Tổng giám đốc WHO.

Dịch COVID-19 lần đầu xuất hiện vào tháng 12/2019, khởi nguồn từ tỉnh Vũ Hán Trung Quốc. Tính đến tối ngày 11/3, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 121 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại, trên thế giới đã ghi nhận hơn 120.000 trường hợp nhiễm COVID-19, với hơn 4.300 ca tử vong, bên cạnh đó cũng có trên 67.000 người được điều trị thành công và đã được xuất viện.

Lần gần nhất WHO tuyên bố đại dịch là trong đợt bùng phát dịch cúm H1N1 năm 2009, dịch đã lây nhiễm cho gần 1/4 dân số thế giới. Tuy nhiên, quyết định khi đó đã bị chỉ trích vì tạo ra sự hoảng loạn không cần thiết. Trong khi đó, dịch SARS không được coi là đại dịch mặc dù ảnh hưởng đến người dân ở 26 quốc gia, dịch MERS cũng vậy. 

Theo Theverge 

 - Ảnh 1.

Chia sẻ